




























































































Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
Bao cao ve logistics xanh cua Viet Nam 2022
Typology: Cheat Sheet
1 / 174
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
BÁO CÁO
Logistics Việt Nam
2021
PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC LOGISTICS
4 PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC LOGISTICS
6 PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC LOGISTICS
BÁO CÁO
Logistics Việt Nam
PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC LOGISTICS 7
T
LỜI NÓI ĐẦU
PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC LOGISTICS 9
DANH SÁCH THÀNH VIÊN BAN BIÊN TẬP BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2021
(kèm theo Quyết định số 674/QĐ-BCT ngày 23 tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
Chương I, mục 1.1 và 1.
Chương III, mục 3.1 đến 3.
PGS. TS. Hồ Thị Thu Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam; Trưởng Bộ môn Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Chương III, mục 3.5, Chương V, mục 5.1 và 5.
Chương I, mục 1. và Chương II, mục 2.
12 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH LOGISTICS
1.1.1. Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2021
Sau khi đạt được những kết quả ấn tượng những tháng đầu năm, quý III/2021, Việt Nam bị tác động rất lớn bởi đợt dịch Covid-19 lần thứ 4: Nhiều địa phương, trong đó có hai trung tâm kinh tế lớn của cả nước, phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch, khiến GDP quý III/2021 giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước - đây là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP theo quý đến nay. Kết quả là GDP 9 tháng năm 2021 chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm 2020 và cần có những bứt phá mạnh mẽ trong quý cuối năm để GDP cả năm 2021 có thể đạt trên 3%.
Trừ nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa vẫn tăng khá so với cùng kỳ năm 2020, phần lớn các chỉ số khác tăng thấp hoặc giảm, đặc biệt doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ (đã loại trừ yếu tố giá) giảm tới 8,7% do thời gian giãn cách xã hội kéo dài, ở cả 3 thành phố lớn là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và nhiều tỉnh thành phía Nam. Xuất khẩu dịch vụ giảm mạnh trong khi nhập khẩu vẫn tăng, khiến nhập siêu dịch vụ trong 9 tháng đầu năm lên tới 11,69 tỷ USD. Hình 1: Tăng trưởng số chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2016-
Nguồn: Tổng hợp số liệu của Tổng cục Thống kê Riêng số liệu xuất nhập khẩu: Tổng cục Hải quan
MÔI TRƯỜNG KINH DOANH LOGISTICS 13
Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế 9 tháng đầu năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,74%, đóng góp 23,52%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,57%, đóng góp 98,53%; khu vực dịch vụ giảm 0,69%, làm giảm 22,05%. Về cơ cấu kinh tế 9 tháng năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 12,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,03%; khu vực dịch vụ chiếm 40,19%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,99%.
Hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng bị ảnh hưởng vì dịch bệnh, dẫn đến nguy cơ dòng vốn sẽ không chuyển dịch vào Việt Nam như dự báo vào đầu năm 2021. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư), tính đến ngày 20/9/2021 tổng vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 22,15 tỷ USD, chỉ tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước.
a) Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Sản xuất nông, lâm, thủy sản trong 9 tháng đầu năm 2021 có thuận lợi về thời tiết, nhưng từ tháng 7/2021, nhiều địa phương, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của cả nước, bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh nên lưu thông, tiêu thụ nông, thủy sản đối mặt với những khó khăn rất lớn, khiến lĩnh vực này chỉ tăng trưởng 1,04% so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,74%, đóng góp 23,52% vào mức tăng GDP cả nước.
b) Sản xuất công nghiệp
Nhiều nhà máy phải ngừng hoạt động hoặc giảm mạnh công suất, lưu thông hàng hóa gặp khó khăn khiến sản xuất công nghiệp trong quý III/2021 giảm mạnh, thậm chí đình trệ ở các địa phương có khu công nghiệp lớn phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài.
Hình 2: Tốc độ tăng giá trị tăng thêm (VA) ngành công nghiệp và công nghiệpchế biến chế tạo giai đoạn 2016- Đơn vị: %
7,06 7,
8,79 8,
3,
4,
11,
14, 12,30 11,
5,82 6,
0,
2,
4,
6,
8,
10,
12,
14,
16,
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 9T/
đvt: %
SXCN SXCN chế biến chế tạo Nguồn: Tổng hợp số liệu của Tổng cục Thống kê
MÔI TRƯỜNG KINH DOANH LOGISTICS 15
Hình 4: Xuất khẩu các nhóm hàng tiêu biểu 9 tháng năm 2021 so cùng kỳ năm 2020 Đơn vị: Tỷ USD
36,78 (^) 32, 18,17 22,17 12, 8,51 (^) 3,65 6,38 (^) 6,03 (^) 2,
41,02 (^) 36, 26,17 23, 13, 11,11 (^) 8,43 7,83^ 6,19 (^) 4, 0,
10,
20,
30,
40,
50,
Điện thoại & linh kiện
Máy vi tính, sp điện tử & LK
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
Hàng dệt, may
Giày dép Gỗ và sp gỗ
Phương tiện vận tải và phụ tùng
Sắt thép Hàng thủy sản
Xơ, sợi dệt
Tỷ USD
9 tháng/2020 9 tháng/
130,
113,
83,
69,
62,
60,
-0,
-1,
-2,
-3,
-6,
-9,
-76,
-100 -50 0 50 100 150
Sắt thép các loại
Vải mành, vải kỹ thuật khác
Sắn
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
Chè
Quặng và khoáng sản khác
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan Hình 5: Những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu biến động mạnh nhất trong 9 tháng năm 2021 so cùng kỳ năm 2020 Đơn vị: %
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan
Nhập khẩu hàng hóa
Tính chung 9 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 243,18 tỷ USD, tăng 30,8%, tương ứng tăng 57,3 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Những nhóm hàng nhập khẩu chính nhìn chung vẫn tăng so với cùng kỳ năm 2020 như: máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 8,7 tỷ USD, tương ứng tăng 19,3%; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác tăng 8,41 tỷ USD, tương ứng tăng 31,8%; điện thoại các loại & linh kiện tăng 4,16 tỷ USD, tương ứng tăng 39,2%.
16 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH LOGISTICS
Cán cân thương mại Tính chung 9 tháng năm 2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 483, tỷ USD, tăng 24,6% với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng 95,39 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 2,55 tỷ USD, ngược lại với con số xuất siêu 16,66 tỷ USD của cùng kỳ năm 2020. b) Xuất nhập khẩu dịch vụ Trong 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tính đạt 2,66 tỷ USD, giảm 59,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó dịch vụ du lịch đạt 107 triệu USD (chiếm 4% tổng kim ngạch), giảm 96,6%; dịch vụ vận tải đạt 266 triệu USD (chiếm 10%), giảm 72,1%. Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ 9 tháng năm 2021 đạt 14,35 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó dịch vụ vận tải đạt 7,4 tỷ USD (chiếm 51,2% tổng kim ngạch), tăng 32,9%; dịch vụ du lịch đạt 2,7 tỷ USD (chiếm 18,7%), giảm 24,1%. Nhập siêu dịch vụ trong 9 tháng năm 2021 là 11,69 tỷ USD
Trừ dịch vụ viễn thông, nhìn chung hầu hết các nhóm dịch vụ đều sụt giảm mạnh trong năm 2021 vì dịch bệnh, đặc biệt là nhóm vận tải hành khách, trong khi dịch vụ ăn uống và lưu trú, lữ hành gần như “đóng băng” trong suốt quý III/2021 vì dịch bệnh (Hình 6).
Hình 6: Tăng/giảm doanh thu các nhóm dịch vụ trong 9 tháng năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020 Đơn vị: %
-8,
-23,
-5,
1,
0
5
Bán lẻ HH và DV Vận tải hành khách Vận tải hàng hóa Dịch vụ viễn t hông
Nguồn: Tổng hợp số liệu của Tổng cục Thống kê (29/9/2020)
1.1.2. Tình hình kinh tế Thế giới năm 2021
Theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) phát hành trong tháng 9/2021, tăng trưởng kinh tế nhìn chung chuyển biến tích cực hơn năm 2020, được hỗ trợ bởi
18 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH LOGISTICS
Theo dự báo của OECD, Trung Quốc sẽ ghi nhận mức tăng trưởng GDP cao nhất toàn cầu trong năm 2021, nhưng Ấn Độ sẽ vươn lên dẫn đầu về mức tăng trưởng trong năm 2022. Như vậy hai nước đông dân nhất châu Á sẽ trở thành những động lực quan trọng cho kinh tế toàn cầu thời kỳ hậu Covid-19. Trong khi đó, các nền kinh tế Đông Nam Á, trong đó có Thái Lan và Việt Nam bất ngờ bị ảnh hưởng rất lớn bởi biến thể siêu lây nhiễm Delta, khiến việc tìm lại động lực tăng trưởng cho kinh tế khu vực đứng trước những thách thức to lớn. Ngoài Trung Quốc, các đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam tại châu Á dự báo có mức tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2021 như Hàn Quốc (4%), Nhật Bản (2,5%), Indonesia (3,7%).
1.2.1. Logistics thế giới chịu tác động mạnh mẽ từ Covid- Khác với năm 2020, khi dịch bệnh Covid-19 lan rộng ở Trung Quốc, các quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ làm tê liệt các nền kinh tế này, thì đến năm 2021, khi các nền kinh tế lớn này đang trên đà phục hồi và mở cửa trở lại nhờ chiến dịch tiêm chủng trên diện rộng, thì tại châu Á, làn sóng Covid-19 tái bùng phát mạnh mẽ tại các quốc gia như Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia, Việt Nam và Ấn Độ, tạo ra những nút thắt mới trong chuỗi cung ứng toàn cầu, một lần nữa đe dọa và kìm hãm sự phục hồi của nền kinh tế hậu Covid-19. Bên cạnh Trung Quốc, Ấn Độ là người khổng lồ mới của nền kinh tế thế giới, vốn đã được coi là một trong những mắt xích quan trọng nhất và là lựa chọn hàng đầu trong chiến dịch chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Chính vì vậy, biến cố Covid-19 tại Ấn Độ ảnh hưởng không nhỏ tới chuỗi cung ứng toàn cầu và toàn bộ nền kinh tế thế giới, và có khả năng các nhà đầu tư phải một lần nữa cân nhắc lại chuyện di dời hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Ấn Độ.
Thậm chí, ngành vận tải biển quốc tế vốn phụ thuộc vào lực lượng thuyền viên khổng lồ ở đất nước Nam Á này cũng đang bị đe dọa. Theo số liệu của Văn phòng Vận tải biển quốc tế (ICS), cùng với Philippines và Trung Quốc, Ấn Độ là một trong những nước cung cấp thuyền viên lớn nhất cho thế giới, khoảng 240.000 trong số khoảng 1,6 triệu thuyền viên trên toàn cầu đến từ nước này. Việc các thuyền viên đến từ quốc gia này hay các thuyền viên ghé qua quốc gia này bị nhiễm Covid-19 khiến ngành vận tải biển đối mặt với viễn cảnh toàn bộ thuyền viên trên tàu bị nhiễm bệnh rất nhanh, đồng nghĩa với việc phải dừng hoạt động của những con tàu này. Những hạn chế thay đổi thuyền viên nêu trên có thể gây ra cú sốc cho ngành vận tải biển, vốn vận chuyển 80% giá trị thương mại toàn cầu. Không chỉ Ấn Độ, các quốc gia tiềm năng trong chiến dịch Trung Quốc + 1 khác như Việt Nam, Indonesia hay Thái Lan đã trải qua một đợt bùng phát dịch mới trên diện rộng, áp dụng
MÔI TRƯỜNG KINH DOANH LOGISTICS 19
lệnh phong tỏa và ngừng hoạt động tại các khu công nghiệp, ngưng trệ hoạt động sản xuất. Điều này có thể làm chậm lại quá trình chuyển dịch chuỗi cung ứng như đã dự tính từ trước.
Covid-19 và những hệ quả của nó dẫn tới những biến động không thể lường trước đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp ở các nước phát triển. Trong khi chỉ một năm trước, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhu cầu hàng hóa giảm đột ngột và nhanh chóng hơn bao giờ hết, thì tính đến quý II/2021, nhu cầu tăng vọt sau một giai đoạn dài bị dồn nén. Tổng cầu gia tăng có thể nói một phần là do chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng được thực hiện bởi các chính phủ nhằm đưa nền kinh tế vượt qua suy thoái. Cũng chính nhờ đó, hoạt động tài chính của doanh nghiệp dần ổn định, thu nhập hộ gia đình tăng lên thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư mạnh mẽ, giúp phục hồi tổng cầu. Xu hướng tổng cầu cao này được dự báo sẽ kéo dài trong thời gian tới, đặc biệt là trong bối cảnh hậu Covid-19 với các chương trình tiêm chủng vaccine rộng rãi trên toàn cầu.
Nhưng ngay sau đó, doanh nghiệp phải đối mặt với vấn đề thiếu nguồn cung: bao gồm cả đầu vào nguyên liệu thô và nhân công không đủ đáp ứng. Cầu vừa phục hồi thì cung lại đứt gãy. Thậm chí, vấn đề nguồn cung còn được đánh giá là nghiêm trọng hơn so với vấn đề về cầu mà nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt trước đó. Thiếu hụt nguồn cung cùng sự tắc nghẽn lưu chuyển hàng hóa đang phá vỡ hàng loạt chuỗi cung ứng trên toàn cầu.
Covid-19 đang và có nhiều nguy cơ bùng phát trở lại ở các quốc gia được coi là công xưởng sản xuất của thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil hay các quốc gia Đông Nam Á dẫn tới hệ quả nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất phải đóng cửa, áp lực chi phí đối với chuỗi cung ứng buộc doanh nghiệp phải tập trung vào sản xuất tinh gọn hoặc thuê ngoài, nếu có bất kỳ gián đoạn nào ở đầu chuỗi cung ứng (nguồn cung) sẽ gây ra phản ứng dây chuyền, buộc toàn bộ hệ thống phải dừng lại.
Các doanh nghiệp lúc này không chỉ đối mặt với việc làm sao để tìm nguyên liệu kịp thời, đảm bảo hiệu quả chi phí, mà còn cần đảm bảo đáp ứng nhu cầu theo từng mùa đối với sản phẩm cuối cùng.
Thiếu hụt nhân lực trở nên trầm trọng
Thiếu hụt lao động là một bài toán chưa có lời giải với nhiều doanh nghiệp. Lý do của sự thiếu hụt, bên cạnh những nhân công mắc bệnh không thể đi làm hay biện pháp cách ly xã hội được thực hiện để ngăn chặn sự nghiêm trọng của dịch, thì những yếu tố khác cũng phải được nhìn nhận như hệ thống giáo dục ảnh hưởng, không có người nhận trông trẻ, trường học tiếp tục đóng cửa. Hơn nữa, điều kiện cần là có lao động, nhưng điều kiện đủ là kỹ năng và kiến thức của lao động lại không được đáp ứng trong bối cảnh chuỗi cung ứng không ngừng biến chuyển từng ngày. Nên dù một vài doanh nghiệp có áp dụng nhiều chính sách tăng lương hay chính sách phúc lợi xã hội tốt hơn, khả năng tìm được lao động phù hợp cũng không mấy được cải thiện.