Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Mac Lenin sdfsdfdsff, Essays (university) of Introduction to Macroeconomics

nothingfasdfasdfadsfsdfsdffsdfasdfsdfdsfasdfds

Typology: Essays (university)

2019/2020

Uploaded on 04/10/2020

unknown user
unknown user 🇺🇸

5

(1)

1 document

1 / 13

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
Bài 4: Học thuyết giá trị
TRI103_Bai4_v1.0019107229 1
BÀI 4: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ
Nội dung
Mục tiêu
Trong bài này, người học sẽ được tiếp cận
các nội dung:
Điều kiện ra đời, đặc trưng ưu thế
của sản xuất hàng hoá
Hàng hoá
Tiền tệ
Quy luật giá trị
Hiểu rõ bản chất của sản xuất hàng hoá, điều
kiện ra đời, đặc trưng ưu thế của sản xuất
hàng hoá.
Hiểu rõ các vấn đề liên quan đến chất và lượng
giá trị của hàng hoá.
Nắm chắc bản chất của tiền tệ các chức năng
của nó.
Hiểu rõ nội dung và các tác động của quy luật
giá trị trong sản xuất hàng hoá.
Hướng dẫn học
Đọc nghiên cứu các tài liệu chương
trình cung cấp.
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd

Partial preview of the text

Download Mac Lenin sdfsdfdsff and more Essays (university) Introduction to Macroeconomics in PDF only on Docsity!

BÀI 4: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ

Nội dung Mục tiêu Trong bài này, người học sẽ được tiếp cận các nội dung:  Điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hoá  Hàng hoá  Tiền tệ  Quy luật giá trị  Hiểu rõ bản chất của sản xuất hàng hoá, điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hoá.  Hiểu rõ các vấn đề liên quan đến chất và lượng giá trị của hàng hoá.  Nắm chắc bản chất của tiền tệ và các chức năng của nó.  Hiểu rõ nội dung và các tác động của quy luật giá trị trong sản xuất hàng hoá. Hướng dẫn học Đọc và nghiên cứu các tài liệu mà chương trình cung cấp.

Điều kiện ra đời, tồn tại và ưu thế của sản xuất hàng hóa Điều kiện ra đời, tồn tại của sản xuất hàng hóa Sản xuất hàng hóa là sản xuất ra sản phẩm để bán. Hay nói cách khác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức sản xuất mà trong đó sản phẩm làm ra là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán. Sản xuất hàng hóa ra đời, tồn tại phải có đầy đủ hai điều kiện: Thứ nhất: Có sự phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hóa sản xuất, phân chia lao động xã hội vào các ngành, nghề, các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Phân công lao động xã hội làm cho mỗi người, mỗi chủ thể kinh tế chỉ sản xuất được một hoặc một vài thứ sản phẩm nhất định, nhưng nhu cầu của cuộc sống đòi hỏi họ phải có nhiều loại sản phẩm khác nhau, do đó, họ phải trao đổi với nhau. Mặt khác, nhờ có phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất làm cho năng suất lao động tăng lên, sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều và trao đổi sản phẩm ngày càng phổ biến. Thứ hai: Có sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất. Sự tách biệt này đựa trên cơ sở chế độ tư hữu hoặc những hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Điều này làm cho tư liệu sản xuất thuộc về từng người hoặc từng nhóm người trong xã hội, vì vậy sản phẩm làm ra cũng thuộc về từng người hoặc từng nhóm người trong xã hội, do đó người này hoặc nhóm người này muốn dùng sản phẩm của người khác hoặc nhóm người khác thì họ phải mua bán, trao đổi sản phẩm hàng hoá với nhau, tức là có sản xuất hàng hoá. Như vậy , phân công lao động xã hội làm cho những người sản xuất phụ thuộc vào nhau; còn sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất lại làm cho họ độc lập với nhau. Đây là một mâu thuẫn và mâu thuẫn này chỉ được giải quyết khi sản phẩm của họ được mua bán, trao đổi với nhau. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa Đặc trưng của sản xuất hàng hoá. Một là: Sản xuất hàng hoá là sản xuất để trao đổi, mua bán. Sản xuất tự cấp, tự túc chỉ để thoả mãn nhu cầu của chính người sản xuất ra sản phẩm đó; còn sản xuất hàng hoá là nhằm thoả mãn nhu cầu của người khác, của xã hội thông qua trao đổi, mua bán. Hai là: Lao động của người sản xuất hàng hoá vừa mang tính tư nhân, vừa mang tính xã hội. Ưu thế của sản xuất hàng hoá so với sản xuất tự cấp, tự túc. Thứ nhất: Thúc đẩy sự phân công lao động xã hội và phát triển kinh tế. Sản xuất hàng hóa ra đời trên cơ sở của phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất. Do đó, nó khai thác được những lợi thế của từng chủ thể kinh tế cũng như từng vùng, từng địa phương, thúc đẩy nền sản xuất phát triển nhanh. Đồng thời, sự phát triển của sản

 Xã hội càng tiến bộ, lực lượng sản xuất càng phát triển thì số lượng giá trị sử dụng ngày càng nhiều, chủng loại giá trị sử dụng càng phong phú, chất lượng giá trị sử dụng ngày càng cao. Giá trị của hàng hóa Muốn hiểu được giá trị của hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ về lượng giữa những giá trị sử dụng khác loại nhau. Ví dụ: 1m vải = 5kg thóc. Tức là 1m vải có giá trị trao đổi bằng 5kg thóc. Vấn đề là, tại sao vải và thóc lại có thể trao đổi được với nhau, và hơn nữa chúng lại trao đổi với nhau theo một tỷ lệ nhất định (1 : 5)? Hai hàng hóa khác nhau (vải và thóc) trao đổi được với nhau thì giữa chúng phải có một cơ sở chung nào đó. Cái chung đó là: cả vải và thóc đều là sản phẩm của lao động, đều có lao động kết tinh trong đó. Vì vậy, người ta trao đổi hàng hóa cho nhau chẳng qua là trao đổi lao động của mình ẩn giấu trong những hàng hóa ấy với nhau. Chính lao động hao phí để tạo ra hàng hóa là cơ sở chung của việc trao đổi và nó chính là giá trị của hàng hóa. Vậy, giá trị của hàng hóa là hao phí lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị, giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi. Đồng thời, giá trị biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa. Cũng chính vì vậy, giá trị là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong sản xuất hàng hóa. Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hoá. Hai thuộc tính của hàng hóa có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau. Mặt thống nhất thể hiện ở chỗ: Hai thuộc tính này cùng tồn tại trong một hàng hóa, tức một vật phải có đầy đủ hai thuộc tính này mới trở thành hàng hóa. Nếu thiếu một trong hai thuộc tính đó vật phẩm sẽ không phải là hàng hóa. Chẳng hạn, một vật có ích (tức có giá trị sử dụng), nhưng không do lao động tạo ra (tức không có kết tinh lao động) chẳng hạn như không khí, nước trong tự nhiên thì sẽ không phải là hàng hóa. Mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hóa thể hiện ở chỗ: Thứ nhất: Với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hóa không đồng nhất về chất. Nhưng ngược lại, với tư cách là giá trị thì các hàng hóa lại đồng nhất về chất đều là sự kết tinh của lao động, hay là lao động đã được vật hoá. Thứ hai: Tuy giá trị sử dụng và giá trị cùng tồn tại trong một hàng hóa, nhưng quá trình thực hiện chúng lại tách rời nhau về cả mặt không gian và thời gian: giá trị được thực hiện trước trong lĩnh vực lưu thông, còn giá trị sử dụng được thực hiện sau, trong lĩnh vực tiêu dùng. Do đó, nếu giá trị của hàng hóa không được thực hiện thì sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế.

Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. C.Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá. Lao động cụ thể Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp, chuyên môn nhất định. Mỗi một lao động cụ thể có mục đích, phương pháp, công cụ, đối tượng và kết quả lao động riêng. Chẳng hạn, lao động của người thợ may và lao động của người thợ mộc là hai loại lao động cụ thể khác nhau. Lao động của người thợ may có mục đích là làm ra quần áo chứ không phải là bàn ghế; còn phương pháp là may chứ không phải là bào, cưa; công cụ lao động là kim, chỉ, máy may chứ không phải là cái cưa, cái bào... và lao động của người thợ may thì tạo ra quần áo để mặc, còn lao động của người thợ mộc thì tạo ra bàn, ghế để ngồi... Điều đó có nghĩa là: lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa. Phân công lao động xã hội càng phát triển, thì lao động cụ thể càng nhiều và do đó giá trị sử dụng cũng càng nhiều. Lao động trừu tượng. Lao động trừu tượng là lao động khi đã gạt bỏ hết những hình thức cụ thể của nó. Nói cách khác, lao động trừu tượng chính là sự hao phí sức lao động của người sản xuất hàng hóa. Chính lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa mới tạo ra giá trị của hàng hóa. Như vậy, có thể nói, giá trị của hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Đó cũng chính là mặt chất của giá trị hàng hóa. Cần chú ý, lao động cụ thể và lao động trừu tượng không phải là loại lao động mà chỉ là tính chất hai mặt của một quá trình lao động Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa phản ảnh tính chất tư nhân và tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa. Như trên đã chỉ ra, mỗi người sản xuất hàng hóa sản xuất cái gì, như thế nào là việc riêng của họ. Vì vậy lao động đó mang tính chất tư nhân, và lao động cụ thể của họ là biểu hiện của lao động tư nhân. Đồng thời, lao động của người sản xuất hàng hóa là lao động mang tính xã hội. Vì phân công lao động xã hội tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất hàng hóa. Họ làm việc cho nhau, thông qua trao đổi hàng hóa. Việc trao đổi hàng hóa không thể căn cứ vào lao động cụ thể mà phải quy lao động cụ thể về lao động chung đồng nhất - lao động trừu tượng. Do đó, lao động trừu tượng là biểu hiện của lao động xã hội. Giữa lao động tư nhân và lao động xã hội có mâu thuẫn với nhau biểu hiện cụ thể trong hai trường hợp sau: Thứ nhất: Sản phẩm do những người sản xuất hàng hóa riêng biệt tạo ra có thể không ăn khớp với nhu cầu của xã hội, có thể thừa hoặc có thiếu, sinh ra khủng hoảng kinh tế. Thứ hai: Nếu mức tiêu hao lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa cao hơn mức tiêu hao lao động mà xã hội có thể chấp nhận, khi đó hàng hóa cũng không bán được hoặc bán bị lỗ.

Nếu cường độ lao động tăng lên thì số lượng hàng hóa sản xuất ra trong một thời gian tăng lên và mức lao động hao phí cũng tăng lên tương ứng, vì vậy giá trị của một đơn vị hàng hóa không đổi.  Mức độ phức tạp của lao động: Lao động giản đơn là lao động mà bất kỳ một người lao động bình thường nào không cần phải trải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được. Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện mới có thể thực hiện được. Lao động phức tạp, thực chất là lao động giản đơn được nhân bội lên. Vì vậy, trong cùng một thời gian lao động thì lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn. Trong quá trình trao đổi hàng hóa, mọi lao động giản đơn và phức tạp đều được quy thành lao động giản đơn trung bình, cần thiết làm đơn vị trao đổi. Tiền tệ Lịch sử ra đời và bản chất của tiền Sự phát triển các hình thái giá trị Tiền tệ ra đời là kết quả phát triển lâu dài của quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá. Để hiểu rõ nguồn gốc của tiền tệ, chúng ta phải nghiên cứu biểu hiện thông qua quá trình phát triển của hình thái giá trị trao đổi tức là sự phát triển các hình thái biểu hiện của giá trị. Có 4 hình thái biểu hiện của giá trị:  Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị Hình thái này "chỉ thường gặp ở những mầm mống đầu tiên của trao đổi, khi mà các sản phẩm lao động chỉ biến thành hàng hóa trong những hành vi đơn nhất và ngẫu nhiên". Ví dụ: 10 vuông vải = 1 cái áo Ở đây, giá trị của hàng hóa này (10 vuông vải) chỉ biểu hiện đơn nhất ở một hàng hóa khác ( cái áo) và quan hệ trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên, trực tiếp hàng lấy hàng, tỷ lệ trao đổi cũng ngẫu nhiên. Hàng hóa thứ hai (cái áo) đóng vai trò vật ngang giá. Do sản xuất hàng hóa phát triển, dần dần xuất hiện hình thái thứ hai:  Hình thái đầy đủ hay mở rộng của giá trị Hình thái này xuất hiện trong thực tế khi mà một sản phẩm lao động nào đó, như 10 vuông vải chẳng hạn có thể được trao đổi với nhiều hàng hóa khác. Ví dụ: 10 vuông vải = 1 cái áo hoặc = 10 đấu cà phê hoặc = 40 đấu chè hoặc = 1 gam vàng Ở đây, giá trị của một hàng hóa (10 vuông vải) được biểu hiện ở nhiều hàng hóa khác nhau đóng vai trò làm vật ngang giá. Tuy nhiên, hình thái này cũng có nhược điểm như: vẫn là trao đổi trực tiếp hàng lấy hàng, do đó khi nhu cầu trao đổi giữa những người chủ hàng hóa không phù hợp sẽ làm cho trao

đổi không thực hiện được hoặc sẽ gặp khó khăn. Chẳng hạn, người có vải cần đổi lấy áo, nhưng người có áo lại không cần vải mà cần chè... Do đó, khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển hơn đòi hỏi phải có một v ật ngang giá chung.  Hình thái chung của giá trị Ví dụ: 1 cái áo hoặc 1 0 đấu cà phê hoặc = 10 vuông vải 40 đấu chè hoặc 1 gam vàng hoặc .... Ở đây, giá trị của mọi hàng hóa đều được biểu hiện ở một hàng hóa đóng vai trò làm vật ngang giá chung (vải). Tuy nhiên, ở hình thái này vật ngang giá chung giữa các vùng, các địa phương, chưa cố định ở một hàng hóa nào cả, khi thì là hàng hóa này, khi thì là hàng hóa khác, và "bất kỳ hàng hóa nào cũng có thể có được hình thái đó", miễn là nó được tách ra làm vật ngang giá chung. Khi trao đổi hàng hóa phát triển mở rộng giữa các vùng đòi hỏi phải có một vật ngang giá chung thống nhất, thì vật ngang giá chung được "gắn một cách vững chắc với một số loại hàng hóa đặc thù"^1.  Hình thái tiền tệ của giá trị Ví dụ: 10 vuông vải hoặc 1 cái áo hoặc = 1 gam vàng 10 đấu cà phê hoặc 40 đấu chè Ở đây, giá trị của tất cả mọi hàng hóa đều được biểu hiện ở một hàng hóa đóng vai trò tiền tệ. Lúc đầu, có nhiều loại hàng hóa đóng vai trò tiền tệ. Nhưng dần dần vai trò tiền tệ được chuyển sang các kim loại quý như: đồng rồi bạc và cuối cùng là ở Vàng. Khi bạc và vàng cùng làm chức năng tiền tệ thì chế độ tiền tệ được gọi là chế độ song bản vị. Khi chỉ còn vàng độc chiếm vai trò tiền tệ thì chế độ tiền tệ được gọi là chế độ bản vị vàng. Bản chất của tiền tệ. Tại sao vàng và bạc, đặc biệt là vàng lại có được vai trò tiền tệ như vậy? Thứ nhất: Nó cũng là một hàng hóa, cũng có giá trị sử dụng và giá trị. Giá trị sử dụng của vàng như dùng làm đồ trang sức..., giá trị của vàng (hoặc bạc) cũng được đo bằng lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra nó. Thứ hai : Nó có những ưu thế như: thuần nhất, dễ chia nhỏ, không hư hỏng, dễ bảo quản, hơn nữa với một lượng và thể tích nhỏ nhưng có giá trị cao. Chính vì vậy mà vàng (hoặc bạc) có một giá trị sử dụng xã hội đặc biệt: đóng vai trò là vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa khác. (^1). C.Mác và ăngghen: Toàn tập. NXB Chính trị quốc gia, HN, 1993, t 23, tr

2. Sđd, tr. 139.

Lúc đầu, làm được chức năng này phải là tiền vàng hoặc bạc. Sau này, loại tiền giấy được bảo lãnh bằng vàng gọi là “tiền giấy bản vị vàng” cũng được dùng làm phương tiện tiền tệ thế giới. Dần dần do sự phát triển của quan hệ kinh tế – chính trị thế giới, thì chế độ “tiền giấy bản vị vàng” bị bãi bỏ. Thay vào đó một số đồng tiền của các cường quốc kinh tế được công nhận là phương tiện thanh toán, trao đổi quốc tế. Những đồng tiền được sử dụng làm phương tiện thanh toán quốc tế ở mức độ nhất định gọi là những đồng tiền có khả năng chuyển đổi. Quy luật giá trị Nội dung và tác động của quy luật giá trị Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa. Nội dung, yêu cầu của quy luật là: Sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết và trao đổi phải ngang giá. Trong sản xuất, quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao cho mức hao phí lao động cá biệt của mình phải phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết, có như vậy họ mới có thể tồn tại được. Còn trong trao đổi, (lưu thông) phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá; tức giá cả bằng giá trị. Cơ chế tác động của quy luật giá trị được thể hiện thông qua sự vận động của giá cả trên thị trường. Giá trị quyết định giá cả. Giá cả có thể lên xuống nhưng chỉ xoay quanh trục giá trị mà thôi. Tác động của quy luật giá trị Trong nền sản xuất hàng hóa, thông qua giá cả, quy luật giá trị có 3 tác động sau:  Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa Điều tiết sản xuất hàng hóa được thể hiện:

  • Nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị thì lãi cao, những người sản xuất hàng hóa sẽ tập trung sản xuất mặt hàng này, do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này tăng lên, quy mô sản xuất càng được mở rộng.
  • Ngược lại nếu một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị, người sản xuất sẽ bị lỗ, họ phải thu hẹp hoặc bỏ việc sản xuất mặt hàng này, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này giảm đi. Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Điều tiết lưu thông hàng hóa thể hiện thu hút hàng hóa từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, và do đó, góp phần làm cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.  Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh.

Người sản xuất hàng hóa nào mà có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thì sẽ thu được nhiều lãi và càng thấp hơn càng lãi. Điều đó kích thích những người sản xuất hàng hóa cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý... nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá trị cá biệt của hàng hoá để thu lãi cao nhất. Mọi người sản xuất đều làm như vậy thì sẽ dẫn đến toàn bộ năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng.  Phân hóa những người sản xuất hàng hóa. Những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thì sẽ thu được nhiều lãi, giàu lên, thuê lao động và dần dần trở thành ông chủ. Ngược lại, những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt lớn hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, họ sẽ bị thua lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản và phải đi làm thuê.

BÀI TẬP TỰ LUẬN

1. Một người thợ đóng một đôi giầy hết 20giờ (lao động xã hội cần thiết). Trên thị trường có những hàng hoá mà anh ta có thể trao đổi với giá trị tương đương: Lúa mì: 1kg = 0,25giờ Thịt: 1kg = 10giờ Đinh: 1kg = 0,5giờ Muối:1kg = 0,05giờ Thảm đay: 1m = 0,5giờ Hãy xác định giá trị trao đổi của đôi giầy với các hàng hoá trên? 2. Bốn nhóm người cùng sản xuất một loại hàng hoá. Nhóm I hao phí 3giờ làm được 100 sản phẩm; Nhóm II hao phí 5giờ được 600 sản phẩm; Nhóm III hao phí 6giờ làm được 200 sản phẩm và nhóm IV hao phí 7giờ làm được 100 sản phẩm. Hãy tính thời gian lao động xã hội cần thiết làm ra một sản phẩm hàng hoá? 3. Trong 8giờ (một ngày lao động), sản xuất được 16 sản phẩm, có tổng giá trị là 80USD. Hãy phân tích giá trị tổng sản phẩm làm ra trong ngày và giá trị một sản phẩm, nếu: a. Năng suất lao động tăng lên 2 lần b. Cường độ lao động tăng lên 1,5 lần. 4. Tổng giá cả hàng hoá trong lưu thông là 120 tỷ đồng. Trong đó, tổng giá cả hàng hoá bán chịu là 10 tỷ đồng; tổng số tiền, thanh toán đến kỳ phải trả là 70 tỷ đồng; tổng số tiền khấu trừ cho nhau là 20 tỷ đồng, số vòng luân chuyển trung bình của đơn vị tiền tệ trong năm là 20 vòng. Số tiền trong lưu thông là 16.000 tỷ đồng. Có thể xoá bỏ được hoàn toàn lạm phát hay không, nếu Nhà nước phát hành tiền giấy mới và đổi tiền giấy cũ theo tỷ lệ 1: 1000?