








Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
Good to know and study. This will make your score higher
Typology: Schemes and Mind Maps
1 / 14
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
Chương 2 HÀNG HÓA, THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG Mục tiêu: Chương 2 sẽ trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản về hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa; tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa; nguồn gốc, bản chất của giá trị; tiền tệ, giá cả, giá cả thị trường và các mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa trên thị trường biểu hiện thông qua các quy luật kinh tế. Nội dung: 2.1. LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ HÀNG HÓA 2.1.1. Sản xuất hàng hóa
- Khái niệm sản xuất hàng hóa Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi hoặc mua bán trên thị trường - Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa Sản xuất hàng hoá là bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Sản xuất hàng hoá chỉ ra đời khi có đủ hai điều kiện sau:
- Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa
Kết luận : Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là mầm mống của mọi mâu thuẫn trong nền sản xuất hàng hoá. Chính vì mâu thuẫn đó mà sản xuất hàng hoá vừa vận động phát triển, vừa tiềm ẩn khả năng khủng hoảng. 2.1.3. Tiền
- Nguồn gốc và bản chất của tiền C.Mác khẳng định: Tiền là kết quả của quá trình phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa, là sản phẩm của sự phát triển các hình thái giá trị từ thấp đến cao. Nguồn gốc của tiền thể hiện qua sự phát triển của 4 hình thái giá trị:
Dấu hiệu đặc trưng của cơ chế thị trường là cơ chế hình thành giá cả một cách tự do. Người bán, người mua thông qua thị trường để xác định giá cả của hàng hóa, dịch vụ. Cơ chế thị trường là phương thức cơ bản để phân phối và sử dụng các nguồn vốn, tài nguyên, công nghệ, sức lao động, thông tin, trí tuệ…
- Nền kinh tế thị trường Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường. Đó là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường. + Đặc trưng của nền kinh tế thị trường: Thứ nhất, kinh tế thị trường đòi hỏi sự đa dạng của các chủ thể kinh tế, nhiều hình thức sở hữu. Thứ hai, thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội. Thứ ba, giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường; cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển. Thứ tư, động lực trực tiếp của các chủ thể sản xuất kinh doanh là lợi ích kinh tế - xã hội. Thứ năm, nhà nước là chủ thể thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các quan hệ kinh tế, đồng thời nhà nước thực hiện khắc phục những khuyết tật của thị trường, thúc đẩy những yếu tố tích cực, đảm bảo sự bình đẳng xã hội và sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế. Thứ sáu, kinh tế thị trường là nền kinh tế mở, thị trường trong nước gắn liền với thị trường quốc tế. + Ưu thế của nền kinh tế thị trường: Một là, nền kinh tế thị trường luôn tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự hình thành ý tưởng mới của các chủ thể kinh tế. Hai là, nền kinh tế thị trường luôn thực hiện phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, các vùng miền cũng như lợi thế quốc gia trong quan hệ với thế giới. Ba là, nền kinh tế thị trường luôn tạo ra các phương thức để thỏa mãn tối đa nhu cầu của con người, từ đó thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội.
khác, phân hoá xã hội thành kẻ giàu người nghèo, tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội. *** Quy luật cung – cầu** Quy luật cung cầu là quy luật kinh tế điều tiết quan hệ giữa cung (bên bán) và cầu (bên mua) hàng hóa trên thị trường. Quy luật này đòi hỏi cung - cầu phải có sự thống nhất, nếu không có sự thống nhất giữa chúng thì sẽ có các nhân tố xuất hiện điều chỉnh chúng. Cung - cầu tác động lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả. Nếu cung > cầu thì giá cả < giá trị; Nếu cung < cầu thì giá cả > giá trị; Nếu cung = cầu thì giá cả = với giá trị. Đây là sự tác động phức tạp theo nhiều hướng và nhiều mức độ khác nhau. Quy luật cung cầu có tác dụng điều tiết quan hệ giữa sản xuất và lưu thông hàng hoá; làm biến đổi cơ cấu và dung lượng thị trường, quyết định giá cả thị trường. Căn cứ quan hệ cung - cầu, có thể dự đoán xu thế biến động của giá cả; khi giá cả thay đổi, cần đưa ra các chính sách điều tiết giá cho phù hợp nhu cầu thị trường... Ở đâu có thị trường thì ở đó quy luật cung - cầu tồn tại và hoạt động một cách khách quan. Nếu nhận thức được chúng thì có thể vận dụng để tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng có lợi cho quá trình sản xuất. Nhà nước có thể vận dụng quy luật cung - cầu thông qua các chính sách, các biện pháp kinh tế như giá cả, lợi nhuận, tín dụng, hợp đồng kinh tế, thuế, thay đổi cơ cấu tiêu dùng… để tác động vào các hoạt động kinh tế, duy trì những tỷ lệ cân đối cung - cầu một cách lành mạnh và hợp lý. *** Quy luật lưu thông tiền tệ** Theo C. Mác, để thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, ở mỗi thời kỳ cần phải đưa vào lưu thông một số lượng tiền tệ thích hợp. Số lượng tiền câng cho lưu thông hàng hóa được xác định theo một quy luật là quy luật lưu thông tiền tệ. Theo quy luật này, số lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kỳ nhất định được xác định bằng công thức tổng quát: M =
Trong đó M là số lượng tiền cần thiết cho lưu thông trong một thời gian nhất định; P là mức giá cả; Q là khối lượng hàng hóa dịch vụ đưa ra lưu thông; V là số vòng lưu thông của đồng tiền. Như vậy, khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông tỷ lệ thuận với tổng số giá cả hàng hóa được đưa ra thị trường và tỷ lệ nghịch với tốc độ lưu thông của tiền tệ Khi lưu thông hàng hóa phát triển, việc thanh toán không dùng tiền mặt trở nên phổ biến thì số lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác định như sau: Trong đó P.Q là tổng giá cả hàng hóa; G1 là tổng giá cả hàng hóa bán chịu; G là tổng giá cả hàng hóa khấu trừ cho nhau; G3 là tổng giá cả hàng hóa đến kỳ thanh toán; V là số vòng quay trung bình của tiền tệ. *** Quy luật cạnh tranh** Quy luật cạnh tranh là quy luật kinh tế điều tiết một cách khách quan mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa các chủ thể trong sản xuất và trao đổi hàng hóa. Cạnh tranh là sự ganh đua giữa những chủ thể kinh tế với nhau nhằm có được những ưu thế về sản xuất cũng như tiêu thụ và thông qua đó mà thu được lợi ích tối đa. Kinh tế thị trường càng phát triển thì cạnh tranh trên thị trường càng trở nên thường xuyên, quyết liệt hơn.
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là sự cạnh tranh là cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành, sản xuất cùng một loại hàng hoá, nhằm mục đích giành ưu thế trong sản xuất và trong tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Biện pháp cạnh tranh: cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hoá, cải tiến mẫu mã… làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá do xí nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Kết quả cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn đến hình thành giá trị xã hội của hàng hoá, tức là giá trị thị trường của hàng hoá, làm cho điều kiện sản xuất trung
phải quan tâm đến việc lựa chọn sản xuất hàng hóa nào, số lượng bao nhiêu, sản xuất với các yếu tố nào sao cho có lợi nhất. Ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, người sản xuất cần phải có trách nhiệm đối với con người, trách nhiệm cung cấp những hàng hóa dịch vụ không làm tổn hại tới sức khỏe và lợi ích của con người trong xã hội. *** Người tiêu dùng** Người tiêu dùng là những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng Sức mua của người tiêu dùng là yếu tố quyết định sự thành bại của người sản xuất. Sự phát triển đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng là động lực quan trọng của sự phát triển sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất. Người tiêu dùng có vai trò rất quan trọng trong định hướng sản xuất, ngoài việc thỏa mãn nhu cầu của mình, người tiêu dùng cũng cần phải có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội. *** Các chủ thể trung gian trong thị trường** Phân công lao động xã hội đã làm cho trong xã hội xuất hiện những chủ thể trung gian trong thị trường, họ có vai trò quan trọng để kết nối thông tin trong các quan hệ mua, bán. Các chủ thể trung gian trong thị trường: trung gian môi giới chứng khoán, trung gian môi giới nhà đất, trung gian môi giới khoa học công nghệ…họ không những hoạt động trong nước mà còn hoạt động trên phạm vi quốc tế. Các chủ thể trung gian trong thị trường cũng làm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, làm tăng sự kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, làm cho sản xuất và tiêu dùng trở nên ăn khớp với nhau. *** Nhà nước** Trong nền kinh tế thi trường, nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế đồng thời thực hiện những biện pháp để khắc phục những khuyết tật của thị trường. Nhà nước sẽ tạo lập môi trường kinh tế tốt nhất cho các chủ thể kinh tế phát huy sức sáng tạo của họ. Nhà nước sẽ sử dụng các công cụ kinh tế để khắc phục các khuyết tật của nền
kinh tế thị trường. Tóm lại, trong nền kinh tế, mọi hoạt động của các chủ thể đều chịu sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan của thị trường; đồng thời chịu sự điều tiết, can thiệp của nhà nước qua việc thực hiện hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế. Mô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước ở từng nước, từng giai đoạn có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ can thiệp của chính phủ đối với thị trường, song tất cả các mô hình đều có điểm chung là không thể thiếu vai trò kinh tế của nhà nước. CÂU HỎI ÔN TẬP.