Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

MÔI Trường phát triển, Study notes of Sales Management

năm 2024 gồm 17 câu về môi trường phát triển

Typology: Study notes

2022/2023

Uploaded on 01/04/2025

ul-man-thanh-hang
ul-man-thanh-hang 🇺🇸

1 document

1 / 16

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
Câu 1: Khái niệm MT, ô nhiễm MT, suy thoái MT, sự cố MT và các chức năng cơ bản của MT.
- MT (theo khoản 1 điều 3 Luật bảo vệ MT 2020) bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại và phát
triển của con người, sinh vật và tự nhiên.9
- Bách khoa toàn thư về MT (1994) :“MT là tổng thể các thành tố sinh thái tự nhiên, xã hội - nhân văn và
các điều kiện tác động trực tiếp hay gián tiếp lên phát triển, lên đời sống và hoạt động của con người trong
thời gian bất kỳ." => Đây là một định nghĩa ngắn gọn và đầy đủ hơn về MT với ba nhóm yếu tố:
- Các thành tố sinh thái tự nhiên( đất trồng trọt, lãnh thổ, nước ; ko khí ; động, thực vật…)
- Các thành tố xã hội - nhân văn (giới,nghèo đói, dân tộc, phong tục, tập quán, văn hoá, lối sống, thói quen
vệ sinh…)
- Các điều kiện tác động gồm: các hoạt động kinh tế (nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, du
lịch, xây dựng, đô thị hoá…)
Các tình
trạng
Ô nhiễm MT Suy thoái MT Sự cố MT
Khái niệm - là sự tích luỹ trong MT
các yếu tố (vật lý hoá học,
sinh học) vượt quá tiêu
chuẩn chất lượng MT,
khiến cho MT trở nên độc
hại đối với con người, vật
nuôi, cây trồng.
- là sự suy giảm về chất
lượng, số lượng của
thành phần MT, gây ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe
con người, sinh vật và tự
nhiên. (khoản 13 điều 3
luật BVMT 2020)
-là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt
động của con người hoặc do biến đổi
bất thường của tự nhiên, gây ô
nhiễm, suy thoái MT nghiêm trọng.
(khoản 14 điều 3 )
Nguyên
nhân
- Yếu tố tự nhiên: bụi,
tiếng ồn, cháy rừng, núi
lửa phun trào, mưa lũ,
virut…
- Yếu tố nhân tạo: chất thải
sinh hoạt, xả rác, chất thải
công nghiệp, khói bụi
phương tiện giao thông…
Đa dạng gồm:
- Biến động của thiên nhiên: lụt,
hạn hán, động đất...
- Khai thác tài nguyên quá khả
năng tự phục hồi
- Thị trường yếu kém
- Chính sách yếu kém
- Bùng nổ dân số, nghèo đói (hoặc
xa hoa) và bất bình đẳng…
-Yếu tố tự nhiên:
Hậu quả - Ảnh hưởng đến sức khỏe con người,
sinh vật,gây ra các bệnh về hô hấp, tim
mạch…
- Trái đất nóng lên, hiệu ứng nhà kính
- Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt:
thiếu nguồn nước, ko khí nhiễm bụi…
- Mất an toàn nơi cư trú (do sự cố
MT, ô nhiễm MT…)
- Cạn kiệt tài nguyên (do khai thác
quá mức, sử dụng ko hợp lý) -
Mất đa dạng sinh học
- Nghèo đói
Biện pháp đòi hỏi phải được can
thiệp bằng một chiến
lược, bằng các chương
trình phát triển bền vững
Các chức năng cơ bản của MT:
+ Cung cấp nơi sống cho con người (nơi cư trú an toàn và đủ điều kiện để phát triển những phẩm cách cá
nhân và cộng đồng, tạo dựng bản sắc văn hóa)
+ Cung cấp nguyên liệu và năng lượng
+ Chứa đựng và tự làm sạch chất thải
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff

Partial preview of the text

Download MÔI Trường phát triển and more Study notes Sales Management in PDF only on Docsity!

Câu 1: Khái niệm MT, ô nhiễm MT, suy thoái MT, sự cố MT và các chức năng cơ bản của MT.

- MT (theo khoản 1 điều 3 Luật bảo vệ MT 2020) bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại và phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.

  • Bách khoa toàn thư về MT (1994) :“MT là tổng thể các thành tố sinh thái tự nhiên, xã hội - nhân văn và các điều kiện tác động trực tiếp hay gián tiếp lên phát triển, lên đời sống và hoạt động của con người trong thời gian bất kỳ." => Đây là một định nghĩa ngắn gọn và đầy đủ hơn về MT với ba nhóm yếu tố:
  • Các thành tố sinh thái tự nhiên( đất trồng trọt, lãnh thổ, nước ; ko khí ; động, thực vật…)
  • Các thành tố xã hội - nhân văn (giới,nghèo đói, dân tộc, phong tục, tập quán, văn hoá, lối sống, thói quen vệ sinh…)
  • Các điều kiện tác động gồm: các hoạt động kinh tế (nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, du lịch, xây dựng, đô thị hoá…) Các tình trạng Ô nhiễm MT Suy thoái MT Sự cố MT Khái niệm - là sự tích luỹ trong MT các yếu tố (vật lý hoá học, sinh học) vượt quá tiêu chuẩn chất lượng MT, khiến cho MT trở nên độc hại đối với con người, vật nuôi, cây trồng. - là sự suy giảm về chất lượng, số lượng của thành phần MT, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên. (khoản 13 điều 3 luật BVMT 2020) - là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái MT nghiêm trọng. (khoản 14 điều 3 ) Nguyên nhân - Yếu tố tự nhiên: bụi, tiếng ồn, cháy rừng, núi lửa phun trào, mưa lũ, virut… - Yếu tố nhân tạo: chất thải sinh hoạt, xả rác, chất thải công nghiệp, khói bụi phương tiện giao thông… Đa dạng gồm: - Biến động của thiên nhiên: lụt, hạn hán, động đất... - Khai thác tài nguyên quá khả năng tự phục hồi - Thị trường yếu kém - Chính sách yếu kém - Bùng nổ dân số, nghèo đói (hoặc xa hoa) và bất bình đẳng… -Yếu tố tự nhiên: Hậu quả - Ảnh hưởng đến sức khỏe con người, sinh vật,gây ra các bệnh về hô hấp, tim mạch… - Trái đất nóng lên, hiệu ứng nhà kính - Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt: thiếu nguồn nước, ko khí nhiễm bụi… - Mất an toàn nơi cư trú (do sự cố MT, ô nhiễm MT…) - Cạn kiệt tài nguyên (do khai thác quá mức, sử dụng ko hợp lý) - Mất đa dạng sinh học - Nghèo đói Biện pháp đòi hỏi phải được can thiệp bằng một chiến lược, bằng các chương trình phát triển bền vững Các chức năng cơ bản của MT:
  • Cung cấp nơi sống cho con người (nơi cư trú an toàn và đủ điều kiện để phát triển những phẩm cách cá nhân và cộng đồng, tạo dựng bản sắc văn hóa)
    • Cung cấp nguyên liệu và năng lượng
    • Chứa đựng và tự làm sạch chất thải
  • Cung cấp (lưu trữ) thông tin cho các nghiên cứu khoa học Câu 2: Khái niệm, phân loại tài nguyên, suy thoái, cho ví dụ Khái niệm tài nguyên: Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai, được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng được để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống.Tài nguyên thiên nhiên gồm các dạng năng lượng vật chất, thông tin tự nhiên, tồn tại khách quan ngoài ý muốn con người có giá trị, tự thân con người có thể sử dụng được trong hiện tại và tương lai để phục vụ cho sự phát triển của xã hội. Phân loại tài nguyên: TNTN được phân loại theo nhiều cách khác nhau
  • Theo dạng tồn tại của vật chất:Tài nguyên vật liệu, Tài nguyên năng lượng, Tài nguyên thông tin
  • Theo đặc trưng về bản chất: TN đất, nước, sinh vật, khoáng sản, năng lượng.
  • Theo khả năng phục hồi: Tài nguyên vô tận (năng lượng mặt trời, thuỷ triều, gió,…); Tài nguyên tái tạo (sinh vật, nước, đất,…); Tài nguyên ko tái tạo (khoáng sản) Suy giảm tài nguyên thiên nhiên có thể được định nghĩa là sự suy giảm về số lượng hay/ và chất lượng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà ko thể hồi phục lại, giảm sức tải của MT, gây ảnh hưởng ko tốt tới sự sống trên Trái đất. Suy giảm tài nguyên thiên nhiên sẽ khiến MT mất đi một phần chức năng hỗ trợ sự sống và cung cấp nguồn lực của MT giảm sút, tạo nên những giới hạn cho sản xuất và tiêu dùng. Ví dụ về suy thoái tài nguyên hiện nay : Do lối sống hiện đại cần nhiều nguồn lực hơn để đáp ứng những nhu cầu. Con người cần tiêu thụ rất nhiều năng lượng thông qua các phương tiện trên đường, thiết bị điện tử trong nhà, các hoạt động giải trí. Mức tiêu thụ ngày càng tăng đã dẫn đến nhu cầu cao đối với nhiên liệu hóa thạch và sản xuất năng lượng, các tài nguyên thiên nhiên đã được sử dụng quá mức dẫn đến sự cạn kiệt. Các hđộng thâm canh nông nghiệp, sử dụng quá nhiều phân bón, thuốc trừ sâu và thuốc kháng sinh làm chết các sinh vật trong đất và khiến đất dễ bị xói mòn. Việc phá rừng và sinh cảnh tự nhiên để tạo đất canh tác đặc biệt ảnh hưởng đến các loại nấm cộng sinh quan trọng trong việc giúp cây cối và thực vật phát triển. => Suy thoái tài nguyên đất. **Câu 3: Nguồn gốc, tác nhân, tác hại của ô nhiễm MT đất, nước, ko khí
  1. Ô NHIỄM KO KHÍ:** Ô nhiễm ko khí là sự có mặt của các chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần khí quyển gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và các sinh vật, gây mùi khó chịu hoặc làm giảm tầm nhìn. Các chất gây ô nhiễm ko khí có thể có nguồn gốc trong tự nhiên hoặc do con người gây ra. 1.1. Các tác nhân gây ô nhiễm ko khí a) Các chất khí *, COx: Nguồn gốc: từ các hoạt động tự nhiên như núi lửa, cháy rừng, phân huỷ chất hữu cơ, hô hấp... và các hoạt động nhân tạo, như công nghiệp, nổ mìn, khai thác hầm lò và đặc biệt là từ đốt nhiên liệu hóa thạch, sinh khối.
  • Tác hại: CO có ái lực với hemoglobin trong máu mạnh hơn O nên gây hại cho sức khỏe ở nồng độ thấp và có khả năng gây tử vong ở nồng độ >250 ppm. Nồng độ CO2, cao trong ko khí làm giảm áp suất riêng phần của O2, CO2, >350ppm gây ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, ở nồng độ cao có thể gây tử vong. Sự gia tăng 10% lượng CO2, khí quyển sẽ gây tăng nhiệt độ Trái đất khoảng 0,5 "C. *, NOx: Trong các hợp chất NOx, chỉ có NO, NO2, và N2O có tác động bất lợi nhất tới ko khí
  • Nguồn gốc: NO, có nguồn gốc từ tự nhiên và nhân tạo; nguồn phát sinh NO2 NO3 nhân tạo chủ yếu là từ các công nghệ cháy, nổ và từ các quá trình sản xuất, sử dụng hợp chất chứa nitơ.
  • Tác hại: NOx gây gia tăng hiệu ứng nhà kính.
  • NO: gây tác động xấu đến bộ máy hô hấp, ở nồng độ cao có thể dẫn đến tử vong.
    • NO2 kết hợp với hơi nước trong ko khí hoặc trong các niêm mạc phổi tạo thành axit, gây tác động xấu cho bộ máy hô hấp nói riêng và gây mưa axit. *, SO2: Nguồn gốc: từ các quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch có chứa lưu huỳnh và các quá trình sản xuất, sử dụng hợp chất có lưu huỳnh.
  • Tác hại: Đây là một chất khí ko màu, có mùi sốc, cay, gây phản ứng cầu giận, ngạt thở, kích thích niêm mạc mắt và đường hô hấp, ở nồng độ cao gây bỏng, tử vong, là khí gây mưa axit. *, H2S là một hợp chất có mùi thối, nguồn gốc từ phân huỷ yếm khí chất hữu cơ. *, O3: Nguồn gốc: có nhiều trong tầng đối lưu là chất khí gây ô nhiễm.
  • Lan truyền ô nhiễm trong ko khí xảy ra theo các phương khác nhau, bởi các cơ chế và nguyên nhân khác nhau. Lan truyền theo phương ngang chủ yếu gây nên bởi gió, có tác dụng phát tán chất ô nhiễm theo hướng gió, một mặt tạo khả năng giảm ô nhiễm tại nguồn, nhưng tăng nguy cơ ô nhiễm theo hướng gió thổi, mở rộng vùng ô nhiễm. Nồng độ cực đại của các tác nhân gây ô nhiễm tỉ thuận với lưu lượng phát thải, tỷ lệ nghịch với vận tốc gió và bình phương chiều cao hữu hiệu của nguồn phát thải.
  • Sự lan truyền, khuếch tán các chất ô nhiễm trong ko khí phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố khí tượng, thời tiết, đặc biệt là chế độ gió, nhiệt độ và độ ẩm ko khí.
  • Lan truyền ô nhiễm trong ko khí là quá trình tự nhiên vận chuyển chất ô nhiễm xuyên biên giới, gây nên các vấn đề MT đa khu vực, đa quốc gia, như mưa axit, thủng tầng ozon. **4. Tác hại
  • Đối với con người:** Gây hại đến sức khỏe con người đặc biệt là các bệnh liên quan đến hô hấp, tim mạch, phổi và các bệnh hen suyễn, ung thư phổi. Thậm chí còn tác động lên hệ thần kinh trung ương, làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, Parkinson, tự kỷ … . Ảnh hưởng đến chất lượng sống, sinh hoạt hàng ngày và sản xuất - Đối với động, thực vật: Suy giảm đa dạng sinh học , l àm giảm hệ miễn dịch, gây hại sức khỏe động vật. Mưa axit làm đứt chuỗi thức ăn, gây bệnh cho sinh vật và thậm chí có thể xóa sổ toàn bộ một số loài vật sống trong nước. . Làm thực vậ t chậm phát triển, vàng lá, gây một số bệnh : bạc lá, cháy lá, đốm lá…
  • Đối với tài sản:(mưa axit) ảnh hưởg đến các công trình kiến trúc, CO2, SO2 làm han gỉ kim loại, ăn mòn bê tông, làm mất màu, xuống cấp công trình nhanh chóng, SO2 làm giảm độ bền dẻo và màu sắc của sợi vải, giấy
  • Đối với tcầu: Gây hiệu ứng nhà kính, biến đổi khậu + Mưa axit +Suy giảm tầng ozon + Hạn chế tầm nhìn 1.2 Ô NHIỄM NƯỚC 1.2.1 Khái niệm: Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước ko đáp ứng cho các các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật. Nguồn gây ô nhiễm nước có thể do tự nhiên hoặc con người gây ra. 1.2.2. Nguồn gây ô nhiễm nước
  • Nguồn gốc tự nhiên: Nhiều quá trình xảy ra trong tự nhiên có khả năng gây ô nhiễm nước như hoạt động của núi lửa, động đất, gió, nước sẽ hòa tan, rửa trôi, xói mòn và đưa các chất vào trong các thuỷ vực. Sinh vật trong chu trình sinh địa hoá và trong vòng đời của mình có vai trò đáng kể trong việc cung cấp, biến đổi hoặc lấy đi một số chất, làm thay đổi thành phần và tính chất của nước. Sau đó tuỳ thuộc vào đặc tính thuỷ lực của thuỷ vực và thành phần hoá học của nước, sẽ diễn ra các quá trình khác nhau như phản ứng hoá học tạo chất mới, lắng đọng trầm tích... làm thay đổi tính chất ban đầu của nước. Thiên tai gây nên những thảm hoạ cho thế giới tự nhiên nói chung và sự sống nói riêng, cũng đồng thời gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước.
  • Hoạt động nhân sinh gây ô nhiễm ko khí và đất tất yếu sẽ gây ô nhiễm nước, bởi trong quá trình tuần hoàn liên tục của mình, nước phải đi qua cả hai thành tố này. Nghiêm trọng hơn cả là các hoạt động xả thải trực tiếp vào nguồn nước. 1.2.3 Các tác nhân gây ô nhiễm nước a) Tác nhân gây ô nhiễm nước về mặt về mặt hoá lý
  • Màu, mùi, vị; Nước tinh khiết ko màu, ko mùi, ko vị. Sự xuất hiện màu, mùi vị của nước một mặt biểu thị thay đổi tính chất lý học của nước, tác động bất thường đến cảm quan, thẩm mỹ, mặt khác nó là dấu hiệu về sự thay đổi tính chất hoá học và sinh học của nước.
  • Nhiệt độ: Nhiệt độ là nhân tố sinh thái quan trọng, nhiệt độ tăng quá cao hoặc quá nhanh đều tác động xấu tới hệ sinh thái, đặc biệt là những mắt xích nhạy cảm nhất, như loài hẹp nhiệt, con non, ấu trùng, trứng, cơ quan sinh sản...
  • Độ trong, độ đục, chất rắn lơ lửng (SS) là những thông số vật lý biểu thị sự có mặt của các hạt lơ lửng, các phù du thực vật cản trở tầm xuyên qua của ánh sáng. Độ đục lớn, độ trong nhỏ tác động bất lợi tới cảm quan, thẩm mỹ, làm giảm giá trị sử dụng của nước. Tổng chất rắn hoà tan (TDS), độ dẫn điện là những đại lượng biểu thị lượng muối khoáng tan trong nước. Sự có mặt của một số muối khoáng làm thay đổi vị nc và làm giảm giá trị sử dụng của nước.
  • pH là đại lượng đặc trưng cho mức độ axit hay kiềm của nước. Đối với nước trung tính sẽ có giá trị pH 7, giá trị pH càng thấp chứng tỏ nước có tính axit cũng cao và ngược lại. Nước trong tự nhiên thường có giá trị pH vào khoảng 6,0-6,5; nhiều loại sinh vật thuỷ sinh ko có khả năng sống trong MT có pH quá cao hoặc quá thấp.
  • Oxy hòa tan (DO): Độ bão hoà oxy trong nước sạch phụ thuộc nhiệt độ, áp suất. Ở 0°C và áp suất 1 atm, oxy hòa tan đạt cao nhất (bão hoà) là 14,6 mg/lít. Thông thường oxi hoà tan trong nước chỉ đạt 8-10 mg/lít, nhưng trong điều kiện quang hợp giải phóng oxi mạnh, nó có thể đạt tới 200% (siêu bão hoà).
  • Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD) là lượng oxy cần thiết cho quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong nước bằng con đường sinh học. Thông thường người ta tính BOD cho 5 ngày đầu tiên, ký hiệu là BOD, (nó thường chiếm khoảng 70% BOD toàn phần) hoặc BOD trong 20 ngày đầu tiên, ký hiệu là BOD, (thường ≈ 95-99% BOD toàn phần). Do đó BOD là đại lượng gián tiếp biểu thị mức độ ô nhiễm hữu cơ trong nước. b) Các tác nhân gây ô nhiễm nước về mặt hoá học : Kloại nặng trong nước là những nguyên tố kim loại có tỷ trọng lớn (>5), chúng thường có mặt trong tự nhiên với hàm lượng nhỏ nhưng lại có tính độc cao đối với đời sống sinh vật và con người.
  • Hg là nguyên tố hiếm và độc, phát tán vào nước từ các nguồn thải tự nhiên, khai khoáng, công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sản xuất clo, kiểm. + As có nguồn gốc tự nhiên từ núi lửa, xói mòn do gió, cháy rừng, bụi đại dương; nguồn gốc nhân tạo từ các quá trình nấu chảy đồng chì, kẽm, sản xuất thép, đốt rừng, đốt chất thải, thuộc da, sành sứ, hoá chất, thuỷ tỉnh, có trong thành phần một số thuốc bảo vệ thực vật. Các hợp chất metyl và đimetyl là dạng phổ biến thường gặp nhất trong nước. Trong nước sạch, nước mưa, hàm lượng As từ 0,4-1,0 kg/1. As làm giảm sự ngon miệng, giảm trọng lượng, gây hội chứng dạ dày, ung thư.
  • Photpho thường gặp trong nước dưới dạng hợp chất H,PO, và HPO, là chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật. Mức photphat vô cơ tổng số trong nước được chấp nhận là 0,03 - 0,40mg/l. Photphat cao trong nước là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng phì dưỡng, phát triển nhanh chóng của tảo, gây ô nhiễm nước.
  • Nitơ tồn tại ở các dạng khác nhau, như nitrat, nitrit, amoni và các dạng hữu cơ. Nó là chất dinh dưỡng cần cho sự sống, vì có trong thành phần protein, enzyme... Nồng độ nitơ cao trong nước gây nguy cơ phú dưỡng, ô nhiễm nước. Nồng độ ion NO, , NO, cao trong nước uống gây bệnh xanh xao ở trẻ em, nồng độ các chất này cao trong nước uống và thực phẩm là nguy cơ tạo ra chất nitrosamine gây ung thư. + Lưu huỳnh là chất cần cho quá trình tổng hợp protein và được gphóng ra trong quá trình phân huỷ chúng. Sự phân huỷ yếm khí chất hữu cơ tại các vùng nước thiếu oxy, bùn đáy, sẽ tạo ra H,S có mùi trứng thối, độc hại cho sức khoẻ còn trong MT oxi hoá sẽ tạo thành H,SO, gây ăn mòn công trình thiết bị dưới nước.)
  • Các chất tổng hợp và các chất hữu cơ độc hại khác như thuốc bảo vệ thực vật, các chất tẩy rửa, các chất dầu mỡ... cũng là những tác nhân quan trọng gây ô nhiễm nước về mặt hoá học. c) Các tác nhân gây ô nhiễm nước về mặt sinh học
  • Nhiều loại vi sinh vật như vi khuẩn, virus, động vật nguyên sinh hoặc ký sinh trùng có khả năng sống trong MT nước, trong đó có nhiều loài gây bệnh nguy hiểm như bệnh tả, lỵ, thương hàn... Ngoài ra, sự có mặt của một số loài vi sinh vật có ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ, cảm quan. Các vi sinh vật gây bệnh có mặt trong phân cũng dễ dàng sống và lan truyền vào nước. Tác hại: Đối với con người: Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm lâu ngày sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột, dịch tả, các bệnh lý về da, nguy hiểm hơn còn khiến chúng ta ngộ độc, mắc các bệnh như ung thư, dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ…. Đối với sinh, thực vật: Các hóa chất, vi khuẩn tồn khiến cho các sinh, thực vật chết dần chết mòn làm mất cân bằng hệ sinh thái. Nguồn nước bị ô nhiễm làm cho thực vật còi cọc, khó phát triển và thậm chí là ko phát triển được -> Con người ăn phải các loài cá sống trong nguồn nước bị ô nhiễm cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí dẫn đến ung thư nếu ăn phải cá, tôm bị ô nhiễm trong thời gian dài. Đối với kinh tế thị trường: Con người sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm sẻ khiến sức khỏe giảm sút, kéo theo năng suất làm việc ngày càng kém. Lượng rác thải và nước thải bốc mùi hôi thối làm mất mỹ quan đô thị và làm nền du lịch mất hình tượng trong mắt du khách quốc tế. 1.3 Ô NHIỄM ĐẤT 1.3.1 Khái niệm: Đất là một hệ sống, một hệ sinh thái với đầy đủ các đặc trưng của nó. Do đó ô nhiễm đất được hiểu là sự có mặt của các độc chất, gây hại trực tiếp cho con người và sinh vật, hoặc thay đổi thành phần tính chất của đất, vượt ra ngoài miền giới hạn sinh thái của sinh vật, gây suy giảm nghiêm trọng các chức năng của đất và ảnh hưởng xấu cho hệ sinh vật trong đất và trên mặt đất. 1.3.2 Tác nhân ô nhiễm đất và tác hại a) Ô nhiễm đất về mặt lý học
  • Ô nhiễm nhiệt: Khi nhiệt độ trong đất tăng gây ra những biến động bất lợi trong hệ sinh vật đất, gây rối loạn, phá huỷ quá trình phân giải chất hữu cơ nguy cơ dẫn đến làm đất chai cứng, mất dinh dưỡng. Ở mức

Câu 5: MQH nông nghiệp-MT

  • Tác động của nông nghiệp lên MT là ảnh hưởng do các phương thức canh tác khác nhau gây ra đối với các hệ sinh thái xung quanh chúng, và nguồn gốc của những ảnh hưởng đó. Tác động MT của nông nghiệp khác nhau tùy thuộc vào nhiều loại phương thức nông nghiệp được sử dụng trên thế giới. Đồng thời, tác động MT phụ thuộc vào thực tiễn sản xuất của hệ thống mà nông dân sử dụng. Tác động đến MT đất : Việc bón phân ko hợp lý sẽ khiến đất bị mất độ phì, mất cân bằng dinh dưỡng đất giảm năng suất, đất bị xói mòn, suy thoái. Ko những vậy, nó còn làm ô nhiễm nguồn nước ngầm sâu dưới lòng đất. Sự tưới tiêu ko hợp lý cũng là một tác nhân gây nên việc đất bị phèn, chua. Thêm vào đó là việc sử dụng nhiều chất bảo vệ như thuốc diệt cỏ, thuốc sâu… Các chất này sẽ khiến MT bị ô nhiễm nếu ko được xử lý kỹ trước khi thải ra MT. Ko những vậy, còn khiến thiên địch bị suy giảm, sức khoẻ con người, động vật bị ảnh hưởng… Việc đưa máy móc vào sản xuất còn có nguy cơ phá vỡ kết cấu đất. Lâu dài sẽ suy giảm chất lượng của đất, mất khả năng khai thác, lâu dài, nó khiến đất bị xói mòn, ko còn cây xanh để lọc ko khí… Tác động đến MT nước : Việc sử dụng phân bón hữu cơ chưa qua xử lý (bể sinh học hoặc hố phân bón), chuồng mất vệ sinh, và hoạt động canh tác tự do, đặc biệt ở các tỉnh miền núi, vùng xa và miền núi, đã tạo ra một lượng lớn phân bón hữu cơ phân tán trong tự nhiên, gây ô nhiễm trực tiếp và nghiêm trọng cho MT nước. Nước thải chăn nuôi cũng là vấn đề đáng lo ngại đối với MT nước. Hàng năm, ngành chăn nuôi thải ra khoảng 73 triệu tấn chất thải, trong đó chỉ có 30 – 60% chất thải được xử lý, lượng còn lại xả thẳng ra MT. Bên cạnh đó, lượng nước thải khi canh tác cũng có khả năng cao chứa các thành phần hóa học gây ô nhiễm MT và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Hay sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học và các loại phân tươi trong các hoạt động nông nghiệp cũng phát sinh ra khí độc hại amoniac gây ô nhiễm nguồn nước. Điều này có thể dẫn tới sự tồn dư các chất độc trong đất, ảnh hưởng đến nông sản, hay ảnh hưởng đến MT chăn nuôi thủy hải sản và tệ hơn có thể dẫn tới ảnh hưởng trực tiếp tới những người phải dùng nguồn nước độc hại này. Niềm nguy hại còn nằm ở việc ko phân huỷ đúng cách bao bì đóng gói của các loại thuốc cho thực vật này. Tác động đến MT khí: Các nguồn gây ô nhiễm ko khí chính từ hoạt động sản xuất nông nghiệp đó là từ chăn nuôi gia súc: trâu, bò, ngựa, lợn,…thải ra khí metan và amoniac, việc đốt rơm rạ trên những cánh đồng cũng sản sinh ra khí metan -> góp phần vào việc hình thành ozone ở tầng bình lưu, là nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn và các bệnh về đường hô hấp. Khí metan cũng là một loại khí đóng góp vào sự nóng lên toàn cầu mạnh Việc đốt rơm rạ trên những cánh đồng tạo ra khói, bụi làm phát sinh khí thải CO2, CO, NO2 vào MT, gây cản trở tầm nhìn, ảnh hưởng đến chất lượng ko khí. Chúng tạo ra các hạt bụi mịn, ảnh hưởng sinh hoạt bình thường của người dân. Nó ko chỉ gây ô nhiễm tại khu vực đốt rơm rạ, mà các chất ô nhiễm còn theo gió phát tán ra vùng rộng lớn, làm gia tăng ô nhiễm ko khí cho những vùng xung quanh. sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học và các loại phân tươi trong các hoạt động nông nghiệp cũng phát sinh ra khí độc hại amoniac. Nếu hít phải nhiều amoniac sẽ bị bỏng đường hô hấp (rát cổ họng), gây ức chế thần kinh tạo nên cảm giác khó chịu cáu gắt, gây đau thắt ngực, khó thở. Câu 11. Vai trò của rừng trong bảo vệ MT và các nguyên nhân gây suy thoái rừng ở Việt Nam. Cân bằng lượng khí O2 và CO2 trên Trái Đất : Cây xanh có khả năng quang hợp, điều hòa ko khí trong lành. Do đó, rừng giống như một nhà máy thu nhận khí CO2 và sản xuất ra khí O2…. Đặc biệt là trong tình trạng Trái Đất ngày một nóng lên thì việc giảm lượng khí CO2 là điều cần thiết Rừng làm giảm, phòng chống thiên tai: điều tiết lượng nước, phòng chống thiên tai hạn hán lũ lụt, xói mòn, sạt lở đất. Vai trò của rừng trong việc bảo vệ đất phòng chống thiên tai rất quan trọng. Ngoài ra, nó còn giúp giảm dòng chảy bề mặt, khắc phục xói mòn, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ và điều hòa dòng chảy của sông, suối. Tăng độ phì nhiêu cho đất: Rừng có khả năng chế ngự dòng chảy, giúp ngăn chặn sự bào mòn của đất, đặc biệt là tại những vùng đồi núi có độ dốc lớn. Rừng giữ cho lớp đất ko bị xói mòn đi, bồi dưỡng tiềm năng của đất. Bên cạnh đó, mọi đặc tính vi sinh vật học và lý hóa, độ phì nhiêu trong đất được giữ nguyên.
    • Nguyên nhân suy thoái rừng tại Việt Nam: Khai thác gỗ và những sản phẩm rừng +Chăn thả gia súc
      • Cháy rừng+ Phá rừng trồng cây công nghiệp và cây đặc sản +Các dự án phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, thủy điện +Chính sách đất đai, quản lý rừng

Kết luận : “Nếu nông nghiệp phát triển bền vững sẽ đảm bảo về MT. Ngược lại nếu MT được đảm bảo sẽ góp phần giúp nông nghiệp phát triển bền vững.”- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường Câu 7: Tác động của hoạt động công nghiệp lên MT

- Tác động tích cực

  • Làm tăng giá trị tài nguyên. Khi công nghệ cao phát triển mạnh thì đất hiếm trở thành giá trị cao.
  • Mở rộng danh mục tài nguyên thiên nhiên. Nhờ tiến bộ khoa học kĩ thuật và sự phát triển công nghiệp mà nhiều thành phần tự nhiên trước đây chưa sử dụng thì hiện nay đã đưa vào sử dụng.
  • Hình thành các cảnh quan văn hóa, làm cho MT tự nhiên thân thiện hơn với con người. Ví dụ: Những vùng hoang du, hẻo lánh trở nên vui tươi hơn khi có các nhà máy thủy điện.
  • Việc phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải góp phần cải thiện MT và giải quyết tình trạng MT do chất thải. *- Tác động tiêu cực , Ô nhiễm MT
  • Ô nhiễm MT ko khí: Các hợp chất nguy hiểm như: SO2, NO2, CO… làm tắc nghẽn khí quản và giảm hệ miễn dịch của động vật. Ngoài ra, hợp chất HF còn làm các cây ăn trái rụng lá hàng loạt, gây nên tình trạng chết cây, gián tiếp làm trái đất nóng lên cùng hiệu ứng nhà kính.mGây hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, hiệu ứng nhà kính, hổng tầng ozon; tàn phá MT, hoang mạc hóa tăng; các hóa chất nguy hại có trong ko khí bị ô nhiễm có thể gây ra mưa axit. Khói bụi từ khu công nghiệp còn gây nên hiện tượng mưa Axit, những cơn mưa Axit làm chết cây cối, ô nhiễm nguồn nước, giết chết các vi sinh vật có lợi trong đất. Làm cho việc nuôi trồng bị ảnh hưởng, giảm sản lượng, mất mùa…
  • Ô nhiễm MT nước: Nước thải và rác thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp phần lớn đều được xả trực tiếp ra ao, hồ, sông suối mà chưa qua xử lý. Trong nước thải công nghiệp có rất nhiều các anion gây ô nhiễm MT nước là Cl-, SO42-, PO43, Na+, K+ và vô số các hợp chất kim loại nặng mang độc tính cao như Hg, Pb, Cd, As, Sb, Cr, F… chúng sẽ hòa tan trong nước, khiến nguồn nước bị thay đổi tính chất theo chiều hướng có hại. Với khai thác dầu khí, nguy cơ tràn dầu trong quá trình khai thác, vận chuyển là rất cao gây hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả:
  • Đối với sinh vật dưới nước: Sinh vật dưới nước chậm phát triển, chết hàng loạt; Suy thoái tài nguyên sinh vật biển
  • Ảnh hưởng tới sức khỏe con người: Nguồn nước bị nhiễm chì, asen, các hóa chất độc hại khác từ nhà các nhà máy gây cho con người có nguy cơ mắc các bệnh ung thư, bại thiệt, sảy thai, thiếu máu,…
  • Ô nhiễm MT đất: Nguồn nước ngầm cạn kiệt.; Hệ sinh thái bị ảnh hưởng nặng nề.; Ô nhiễm gây hại tới ngành chăn nuôi, trồng trọt; Gây hại cho sức khỏe nhân loại
  • Ô nhiễm tiếng ồn: Gia tăng tình trạng stress; Gây căng thẳng thần kinh; Làm giảm thính lực ở con người; Với động vật chúng làm giảm khả năng săn mồi sinh sống. *, Nóng lên toàn cầu
  • Các vật liệu và khí độc được đốt cháy và thải vào khí quyển, chẳng hạn như carbon dioxide và methane. Vì những khí này có khả năng hấp thụ bức xạ từ mặt trời nên chúng có tác động trực tiếp đến nhiệt độ của hành tinh.
  • Sự nóng lên toàn cầu có thể dẫn đến: Mực nước biển dâng cao; Tăng nhiệt độ trái đất; Nguy cơ các loài động vật bị tuyệt chủng; Sự gia tăng sóng thần, bão, cuồng phong, lũ lụt và các thảm họa thiên nhiên khác; Sự tan chảy của những tảng băng; Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, mất đa dạng sinh học và sự tuyệt chủng của động vật hoang dã Câu 9: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU, NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ

-Thiệt hại bất động sản du lịch ở những vùng nhạy cảm Tình trạng xâm nhập mặn ở khu vực ven biển làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Tác động của biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học -Biến đổi khí hậu đang làm thay đổi cấu trúc, chức năng của hệ sinh thái và làm suy giảm đa dạng sinh học => hậu quả như thiếu hụt nguồn nước ngọt, MT ko khí bị ô nhiễm nặng, năng lượng và nhiên liệu tự nhiên khan hiếm, dần bị cạn kiệt -Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. *, Ảnh hưởng tới sức khỏe con người: Khí hậu biến đổi có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đời sống và sức khỏe con người. Tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người thông qua mối quan hệ trao đổi vật chất giữa cơ thể người với MT xung quanh, dẫn đến những biến đổi về sinh lý, tập quán, khả năng thích nghi và những phản ứng của cơ thể đối với các tác động đó -Tác động gián tiếp của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người thông qua những nguồn gây bệnh, làm tăng khả năng bùng phát và lan truyền các bệnh dịch Câu 10: Tầng ozon có mặt ở đâu, nguyên nhân gây suy thoái tầng ozon. Khái niệm: Ozon là dạng của Oxy, nhưng có mùi khó chịu và có màu xanh nhạt

  • Tầng ozon là một lớp sâu trong tầng bình lưu của Trái Đất, chứa một lượng ozon lớn. Lớp này che chắn toàn bộ Trái Đất khỏi phần lớn các bức xạ cực tím có hại từ mặt trời.
  • Tầng ozon gồm có 2 dạng:
  • Ozon tốt được tạo từ tự nhiên, nằm ở tầng bình lưu phía trên, cách bề mặt trái đất 6-30 dặm.
  • Ozon xấu còn đươc gọi là ozon tầng đối lưu hay ozon tầng mặt đất.
  • Tầng ozon xuất hiện ở: Năm 1991 đã phát hiện tầng ozon ở bầu trời Nam Cực bị thủng một lỗ rộng 24 triệu km2, lỗ thủng này tăng lên gấp rưỡi vào năm 2000.
  1. Nguyên nhân gây suy thoái tầng ozon: *, Nguyên nhân bắt nguồn từ tự nhiên: Việc thay đổi khoảng cách của mặt trời, gió và tầng bình lưu góp phần làm suy giảm tầng ozon, ngoài ra các vụ núi lửa phun trào cũng góp một phần nhỏ. Tuy nhiên các yếu tố này gây ra chiếm ko quá 1-2% và cũng chỉ là các tác động tạm thời đối với tầng ozon. *, Nguyên nhân bắt nguồn từ các hoạt động của con người
  • Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng suy giảm ozon là từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người. Clo và Brom dược biết đến là hai chất làm suy giảm và làm thủng tầng ozon ở tốc độ siêu âm. Một phân tử Clo có thể làm vỡ hàng nghìn phân tử ozon. Trong khi đó con người lại đang phát triển nền công nghiệp mạnh mẽ, kéo theo khí thải tạo ra trong quá trình sản xuất ngày càng lớn. Quá trình sản xuất công nghiệp và sinh hoạt của con người như phương tiên giao thông, đốt rừng, khí thải từ nhà máy,.. đã làm thải ra ko khí các hợp chất nhân tao như CCL4, CFC, HCFC,.. các chất khí này được gọi là ODS- các chất làm suy giảm tầng ozon chính. Câu 11: Các công cụ bảo vệ MT Công cụ bảo vệ MT là các biện pháp mang tính hành động một cách cụ thể để thực hiện công tác quản lý, bảo vệ MT, thường được thực hiện bởi nhà nước, các cơ quan, tổ chức, thậm chí là cá nhân mỗi người trong việc nhận thức và ý thức bảo vệ MT. *, Công cụ luật pháp chính sách
  • Các văn bản luật quốc tế về MT;
  • Luật Bảo vệ MT, Luật Phát triển và Bảo vệ rừng, Luật Thuế tài nguyên, một số luật liên quan như Luật Khoáng sản, Luật Dầu khí,...;
  • Các văn bản dưới luật: Nghị định về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ MT, Nghị định xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ MT, Pháp lệnh về đê điều, Pháp lệnh về bảo vệ nguồn lợi thủy sản,...;
  • Các Bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn về MT;
  • Các chính sách bảo vệ MT, Kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái MT, ô nhiễm MT, sự cố MT. *, Công cụ kinh tế
  • Các chính sách thuế, phí, lệ phí: phí bảo vệ MT với nước thải, chất thải rắn, phí bảo vệ MT với khai thác khoáng sản,...; nhằm hạn chế hoặc ngăn chặn các tác nhân gây ô nhiễm MT.
  • Các biện pháp ký quỹ, đặt cọc:
  • Ký quỹ: Là hình thức bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân được khai thác khoáng sản trước khi tiến hành khai thác có nghĩa vụ gửi một khoản tiền, vàng bạc, đá quý hoặc các loại giấy tờ có giá trị vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng Việt Nam để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ phục hồi MT do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra.
  • Đặt cọc: Việc đặt cọc giấy phép thăm dò khoáng sản cũng là bắt buộc, nhằm hạn chế việc thăm dò bừa bãi, đảm bảo tính trung thực về kết quả thăm dò, đảm bảo việc khai thác khoáng sản có hiệu quả, hạn chế đến mức tối đa tác hại xấu đến MT.
  • Trợ cấp MT (biện pháp tạm thời giúp các ngành kinh tế khắc phục ô nhiễm MT, được sử dụng nhiều ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế châu Âu OECD) gồm: trợ cấp ko hoàn lại, các khoản cho vay ưu đãi, cho phép khấu hao nhanh, ưu đãi thuế;
  • Quỹ MT (hỗ trợ công tác bảo vệ MT), gồm: quỹ MT quốc gia, quỹ MT địa phương, quỹ MT ngành. *, Công cụ kỹ thuật quản lý
  • Đánh giá MT chiến lược, đánh giá tác động MT và cấp các giấy phép về MT nhằm thắt chặt quản lý, kiểm soát về mặt MT các công trình, dự án, các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  • Kiểm soát ô nhiễm và xử lý các nguồn gây ô nhiễm (phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý)
  • Tái chế và tái sử dụng chất thải có hiệu quả;
  • Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành bảo vệ MT và xử lý vi phạm nếu có;
  • Quan trắc MT (quan trắc chất thải, quan trắc MT): thực hiện liên tục, định kỳ, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cho ra kết quả chính xác, đáng tin cậy. Các công cụ pháp lý: Luật Bảo vệ MT 1993 Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ MT ● Nghị định số 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ MT ● Điều 195 Bộ luật Hình sự (BLHS) 1985 quy định về tội vi phạm các quy định về bảo vệ MT gây hậu quả nghiêm trọng và một số tội khác có liên quan như tội vi phạm các quy định về bảo vệ đất đai (Điều 180), Điều 181 và nhiều các điều khoản khác trong các BLHS về sau đang dần có xu hướng gia tăng và cụ thể hóa quy định về xử lý bảo vệ MT ● Luật Khoáng sản, Luật Dầu khí, Luật Hàng hải, Luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Phát triển và Bảo vệ rừng, Luật Bảo vệ sức khỏe của nhân dân, Pháp lệnh về đê điều, Pháp lệnh về việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Pháp luật bảo vệ các công trình giao thông ● Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (1998, 2005, 2008), Luật Thuế tài nguyên (2008), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (2005, 2008)... tác động đến vấn đề tài chính liên quan đến MT nhằm giữ gìn, phát triển và bảo vệ thiên nhiên ● Quyết định số 358/TTg ngày 29/5/1997 về ưu đãi đối với hoạt động khai thác hải sản ở vùng biển xa bờ từ Thủ tướng Chính Phủ **Câu 12. Khái niệm phát triển bền vững, các nguyên tắc cơ bản, mục tiêu phát triển bền vững, các chỉ tiêu phát triển bền vững. Mục tiêu về ứng phó với biến đổi khí hậu trong hội nghị cop26?
  1. khái niệm phát triển bền vững** được Uỷ ban MT và Phát triển thế giới thông qua năm 1987 là : những thế hệ hiện tại cần đáp ứng nhu cầu của mình, sao cho ko làm hại đến khả năng các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của họ" 2. Các nguyên tắc cơ bản:
  • Nguyên tắc về sự uỷ thác của nhân dân
  • Nguyên tắc này yêu cầu chính quyền phải hành động để ngăn ngừa các thiệt hại MT xảy ra ở bất cứ đâu, bất kể đã có hoặc chưa có các điều luật quy định về cách ứng xử các thiệt hại đó.
  • Nguyên tắc này cho rằng, công chúng có quyền đòi chính quyền với tư cách là tổ chức đại diện cho họ phải có hành động ứng xử kịp thời các sự cố MT.
  • Nguyên tắc phòng ngừa
  • Về mặt chính trị, nguyên tắc này rất khó được áp dụng, và trên thực tế nhiều nước đã cố tình quên. Việc chọn lựa phương án phòng ngừa nhiều khi bị gán tội là chống lại các thành tựu phát triển kinh tế đã hiện hình trước mắt và luôn luôn được tụng xưng, ca ngợi theo cách hiểu của tăng trưởng kinh tế.
  • Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ :
  • Đây là nguyên tắc cốt lõi của phát triển bền vững, yêu cầu rõ ràng ràng, việc thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện nay ko được làm phương hại đến các thế hệ tương lai thoả mãn nhu cầu của họ.
  • Đối với các nước đang phát triển, chỉ số HPI được tính như sau: ( HPI -1) = [ (1/3)( P1^ α + P2^α+ P3^α) ] ^ 1/α Trong đó: P3 = 1/2 ( NS+ DD); α : 3
  • Đối với các nước thuộc tổ chưc hợp tác và phát triển kinh tế, chỉ số HPI được tính như sau: HPI -2= [ (1/4)( P1^ α + P2^α+ P3^α+ P4^α) ] ^ 1/α Trong đó: P1: Khả năng bị chết trước 60 tuổi ( % dân số) ; P2: Người trưởng thành thiếu các kĩ năng đọc viết; P3: Dân số có mức sống dưới chuẩn nghèo ( 50% thu nhập bình quân của hộ) ; P4: tỷ lệ thất nghiệp lâu dài ( từ 12 tháng trở lên )
  • Bền vững về MT: Để đảm bảo bền vững về MT trước hết phải đảm bảo ko gian sống cho con người ; Đảm bảo bền vững về tài nguyên thiên nhiên( sử dụng ko lớn hơn lượng phục hồi tái tạo hoặc thay thế) ; Đảm bảo chất lượng MT sống; Lượng xả thải ko vượt quá khả năng tự xử lý, phân hủy tự nhiên của MT. Mục tiêu về ứng phó với biến đổi khí hậu trong hội nghị cop
  • Đảm bảo thế giới giảm phát thải đáng kể vào năm 2030 nhằm đạt trung hòa carbon (net zero) vào năm 2050 và nhờ đó giữ mức tăng nhiệt độ bề mặt trái đất trong giới hạn 1,5°C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
  • Thích ứng với Biến đổi khí hậu để bảo vệ các cộng đồng và sinh cảnh tự nhiên.
  • Huy động ít nhất 100 tỷ USD hàng năm cho tài chính khí hậu giúp các nước tiến tới net zero.
  • Đoàn kết cùng nhau hành động bằng những quy tắc chung chi tiết cho Hiệp định Paris. **C13 : Các dạng năng lượng sạch và các giải pháp về năng lượng của loài người.
  1. Các dạng năng lượng sạch 1.1.Năng lượng mặt trời:** Là năng lượng bức xạ nhiệt tạo ra bởi mặt trời
  • Dùng những tấm pin bán dẫn để thu lại bức xạ ánh sáng và nhiệt từ Mặt Trời sau đó sử dụng để cung cấp điện cho thiết bị điện.
  • Các nước Nhật Bản, Mỹ và một số quốc gia Tây Âu là những nơi đi đầu trong việc sử dụng nguồn năng lượng mặt trời (từ những năm 50 ở thế kỷ trước).
  • Tại nước ta, công nghệ này được sử dụng nhiều ở khu vực các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. 1.2.Năng lượng gió: Là quá trình gió sử dụng hoạt động di chuyển của mình để tạo ra năng lượng cơ học
  • Thiết bị chuyển hoá : Tuabin gió
  • Năng lượng gió tác động lên những cánh quạt của tuabin khiến chúng quay sau đó năng lượng điện được tạo ra và truyền tải qua điện tử học.Hiện nay tại Việt Nam, với điều kiện địa lý thuận lợi bờ biển dài, lượng gió nhiều và phân bổ đều quanh năm. Đây sẽ là một dạng năng lượng được chú trọng phát triển ở hiện tại và tương lai. 1.3. Năng lượng nước: Thủy năng hay năng lượng nước là năng lượng nói chung nhận được từ lực hoặc năng lượng của dòng nước, dùng để sử dụng vào những mục đích có lợi.
  • 1 số loại năng lượng nước:
  • Đập thuỷ điện : dựa vào sức nước ở các con sông lớn để làm quay tua bin sinh ra điện.
  • Năng lượng thuỷ triều, Năng lượng sóng: được sử dụng để quay các turbin phát điện. Nguồn điện sản xuất ra có thể dùng trực tiếp cho các thiết bị đang vận hành trên biển. Như hải đăng, phao, cầu cảng, hệ thống hoa tiêu dẫn đường,… 1.4. Năng lượng từ tuyết: là năng lượng được sản xuất ra từ hạt mưa tuyết dựa trên hiệu ứng ma sát và cảm ứng tĩnh điện.
  • Các nhà khoa học cho biết, tuyết có thể được đốt cháy, bởi tại các thành phố công nghiệp lượng metan được hấp thụ từ ko khí có trong tuyết lên tới 70%.
  • Hiện tại, ở Nhật người ta đang ứng dụng công nghệ lấy khí metan từ tuyết, từ 1 tấn tuyết có thể cho 100 lít metan. Lượng khí này được sử dụng làm nhiên liệu, còn lượng tuyết đã tinh chế được ứng dụng trong các hệ thống máy điều hòa và để làm lạnh các kho hàng. 1.5. Pin nhiên liệu: là thiết bị điện hóa biến đổi trực tiếp hóa năng (thường là khí hydro, methanol, ethanol,và chất oxy hóa như oxy) thành điện năng mà ko phát ra khí thải CO2 hay bất kỳ loại khí độc nào khác.
  • Pin nhiên liệu sản sinh điện năng trực tiếp bằng phản ứng giữa hydro và oxy hay methanol và oxy. Trong đó hydro xuất hiện ở các nguồn khí thiên nhiên và metanol lấy từ chất thải sinh. Do ko bị đốt cháy nên chúng ko phát ra các khí thải độc hại.
  • Nhật Bản là quốc gia sản xuất được nhiều nguồn pin nhiên liệu khác nhau dùng cho xe phương tiện giao thông, các thiết bị dân dụng như điện thoại di động,… 1.6. Năng lượng địa nhiệt: là nguồn nhiệt năng có sẵn trong lòng đất, được tách ra từ nhiệt trong tâm sắt của lõi TĐ
  • Ở độ sâu 60km nhiệt độ có thể đạt tới 1.800 độ C và ở độ sâu từ khoảng 30km trở xuống, bất kỳ chỗ nào cũng có đủ nhiệt để sản xuất điện phục vụ cho toàn thế giới.
  • Đây chính là một năng lượng sạch vô cùng dồi dào mà con người có thể khai thác trong tương lai.
  • Năng lượng địa nhiệt đã được khai thác và sử dụng từ đầu thế kỷ 20 và các quốc gia hiện đang dẫn đầu về sản xuất điện địa nhiệt là Mỹ, Philippines, Indonesia. 1.7. Năng lượng sinh khối: là năng lượng được tạo ra từ các vật liệu dư thừa như trấu, rơm rạ, bã mía hoặc chất thải từ các hoạt động sinh hoạt của con người (rác, bùn/nước cống,…). Sinh khối là sử dụng các vật liệu này chuyển hóa thành điện năng (sinh hóa, hóa học) hoặc nhiệt năng (đốt).
  • Với đặc thù là một nước nông nghiệp, Việt Nam có tiềm năng khai thác khoảng 150 triệu tấn các loại này mỗi năm. Trên quy mô toàn cầu, năng lượng sinh khối đang chiếm khoảng 14-15% tổng năng lượng tiêu thụ, đứng thứ 4 trong các nguồn năng lượng được khai thác. Ở các nước đang phát triển, nguồn năng lượng sạch này đóng góp khoảng 35% trong tổng cung cấp năng lượng. Riêng trong lĩnh vực điện kinh khối, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… đang là những nước phát triển các nhà máy điện sinh học, thị trấn sinh khối cho công suất rất lớn. 2. Giải pháp năng lượng của loài người
  • Tiết kiệm năng lượng là quốc sách hàng đầu. Trong tương lai, các nguồn năng lượng sach cần được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi. Do đó, cần phải nhanh chóng tìm ra các công nghệ sản xuất năng lượng từ những nguồn này hợp lý và hiệu quả hơn. Áp dụng những điều luật đối với hoạt động sử dụng năng lượng Ví dụ như Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010; Điều 28 Nghị định 21/2012/NĐ-CP có quy định: Hỗ trợ đối với hoạt động sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng; phương tiện thiết bị sử dụng năng lượng tái tạo và kiểm toán năng lượng.
  • Phát triển khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
  • Kiểm tra, thanh tra về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
  • Tuyên truyền, giáo dục, phát triển dịch vụ tư vấn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Câu 13. Giá trị của đa dạng sinh học và nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học toàn cầu
    • Duy trì sự sống trên trái đất:
  • Bảo vệ tài nguyên đất và nước: Các quần xã sinh vật đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn, những HST vùng đệm, giảm nhẹ mức độ lũ lụt và hạn hán cũng như duy trì chất lượng nước. Tán cây và các lớp lá rụng dưới đất ngăn cản sức rơi của những giọt mưa làm giảm tác động của mưa lên đất; rễ cây và các vi sinh vật đất làm thông thoáng ko khí trong đất và giảm bớt khả năng xảy ra lũ lụt khi có mưa lớn và làm cho dòng chảy chậm lại đến hàng ngày, hàng tuần sau khi mưa.

Các công cụ giáo dục truyền thông trong bảo vệ môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi của cộng đồng đối với việc bảo vệ môi trường.

1. Phương tiện truyền thông đại chúng - Truyền hình, đài phát thanh: Truyền tải thông điệp qua các chương trình, phim tài liệu, quảng cáo công ích. - Báo chí, tạp chí: Cung cấp thông tin qua các bài viết, chuyên đề về môi trường. - Internet và mạng xã hội: Sử dụng các nền tảng như Facebook, YouTube, TikTok để chia sẻ video, bài đăng và tổ chức các chiến dịch trực tuyến. 2. Hoạt động truyền thông cộng đồng - Hội thảo, tọa đàm: Tạo cơ hội để thảo luận và tìm giải pháp về các vấn đề môi trường. - Sự kiện cộng đồng: Tổ chức các ngày hội, chiến dịch dọn rác, trồng cây để kêu gọi hành động. - Kịch truyền thông và nghệ thuật đường phố: Sử dụng các hình thức sáng tạo để truyền tải thông điệp môi trường. 3. Tài liệu và sản phẩm truyền thông - Tờ rơi, áp phích, pano: Dễ tiếp cận và hiệu quả trong việc phổ biến thông tin. - Video, phim tài liệu: Minh họa trực quan tác động của ô nhiễm môi trường và cách bảo vệ môi trường. 4. Giáo dục trong trường học - Tích hợp nội dung vào chương trình học: Đưa các chủ đề môi trường vào các môn học như khoa học, địa lý, công nghệ. - Các câu lạc bộ và dự án học sinh: Khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động thực tiễn như tái chế, tiết kiệm năng lượng. 5. Ứng dụng công nghệ và trò chơi giáo dục - Ứng dụng di động: Các app hướng dẫn cách sống xanh, giảm rác thải. - Trò chơi giáo dục: Các trò chơi tương tác giúp người dùng hiểu hơn về bảo vệ môi trường. 6. Hợp tác với các tổ chức và doanh nghiệp

  • Quan hệ đối tác: Cùng thực hiện các chiến dịch nâng cao nhận thức.
    • Hoạt động CSR (Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp): Hỗ trợ tài chính và tài nguyên cho các dự án bảo vệ môi trường. 7. Truyền thông qua gương điển hình
    • Tôn vinh các cá nhân, tổ chức tiêu biểu trong việc bảo vệ môi trường để lan tỏa thông điệp tích cực. Những công cụ này khi được phối hợp sử dụng sẽ tạo nên hiệu ứng cộng hưởng, giúp nâng cao hiệu quả giáo dục và thúc đẩy hành động bảo vệ môi trường.