Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Phân tích một số nội dung cơ bản lý luận về hàng hóa của C.Mác, trên cơ sở đó đề xuất gi, Essays (university) of Political Economy

Phân tích một số nội dung cơ bản lý luận về hàng hóa của C.Mác, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp phát triển một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất . CÔNG CY CỔ PHẦN GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU.

Typology: Essays (university)

2020/2021

Uploaded on 03/16/2022

nthagg_910
nthagg_910 🇻🇳

5

(2)

2 documents

1 / 36

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
_______________________________
BÁO CÁO THO LUN
MÔN : KINH T CHÍNH TR
ĐỀ TÀI : Phân tích mt s nội dung cơ bản lý lun v hàng hóa ca C.Mác,
trên cơ sở đó đề xut gii pháp phát trin mt s doanh nghip hoạt động
trong lĩnh vực sn xut .
Nhóm nghiên cu : 2 Giảng viên hưng dn :
Lp hc phn : 2161RLCP1211 Hoàng Văn Mạnh
Hà Ni 2021
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24

Partial preview of the text

Download Phân tích một số nội dung cơ bản lý luận về hàng hóa của C.Mác, trên cơ sở đó đề xuất gi and more Essays (university) Political Economy in PDF only on Docsity!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

_______________________________

BÁO CÁO THẢO LUẬN

MÔN : KINH TẾ CHÍNH TRỊ

ĐỀ TÀI : Phân tích một số nội dung cơ bản lý luận về hàng hóa của C.Mác, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp phát triển một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Nhóm nghiên cứu : 2 Giảng viên hướng dẫn : Lớp học phần : 2161RLCP1211 Hoàng Văn Mạnh Hà Nội – 2021

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU …………………………………………………………..

A.LÝ THUYẾT………………………………………………………… 1

1.1. Sản xuất hàng hoá…………………………………... 1 1.1.1. Khái niệm ……………………………………. 1 1.1.2. Điều kiện ra đời SXHH…………………….... 1 1.1.3. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa .. 3 1.2. Hàng hoá …………………………………... ……….. 4 1.2.1. Khái niệm …………………………………...... 5 1.2.2. Thuộc tính hàng hoá ………………………… 5 a) Các thuộc tính của hàng hoá ……………. 5 b) Mối quan hệ của 2 thuộc tính …………… 6 1.2.3. Lượng giá trị, cấu thành lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá …... 7

  • Khái niệm
  • Thước đo lượng giá trị hàng hóa
  • Những nhân tố ảnh hưởng
  • Năng suất lao động
  • Cấu thành lượng giá trị 1.2.4 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá .. 9
  • Lđ cụ thể
  • Lđ trừu tượng 1.3. Tiền ( vàng ) …………………………………................ 11 1.3.1. Nguồn gốc ………………………………………. 11 1.3.2. Bản chất …………………………………............ 12 1.3.3. Chức năng ………………………………………. 12 1.4. Dịch vụ và một số hàng hóa đặc biệt …………………. 14 1.4.1. Dịch vụ…………………………………............... 14
  • **Khái niệm
  • Đặc điểm 1.4.2.Một số hàng hóa đặc biệt ……………………….. 15**

B. VẬN DỤNG

CÔNG CY CỔ PHẦN GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU.

2.1 Tổng quan chung về công ty ………………………………. 18 2.1.1. Giới thiệu về công ty ……………………………. 18

LỜI MỞ ĐẦU

A.LÝ THUYẾT

1.1.SẢN XUẤT HÀNG HÓA

1.1.1. Khái niệm Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó, những người sản xuất ra sản phẩm không nhằm mục đích phục vụ nhu cầu tiêu dùng của chính mình mà để trao đổi, mua bán. Hay nói một cách khác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm sản xuất ra là để bán. 1.1.2. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đủ hai điều kiện đó là có phân công lao động xã hội và có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất. Điều kiện 1: Phân công lao động Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hóa sản xuất, phân chia lao động xã hội thành các ngành, nghề khác nhau của nền sản xuất xã hội. Phân công lao động xã hội chính là điền kiện cần cho sản xuất hàng hóa ra đời và là sự phân chia lao động xã hội thành các ngành, nghề khác nhau. Phân công lao động xã hội tạo sự chuyên môn hóa lao động, do đó dẫn đến chuyên môn hóa sản xuất. Cơ sở của phân công lao động xã hội đó là: dựa trên những ưu thế về tự nhiên, kĩ thuật, năng khiếu, sở trường của từng người cũng như của từng vùng; dựa trên những đặc điểm, ưu thế về mặt xã hội như phong tục, tập quán, ăn ở,… của từng vùng. Phân công lao động có vai trò đó là làm cho việc trao đổi sản phẩm trở thành tất yếu vì khi có phân công lao động xã hội thì mỗi người, mỗi cơ sở chỉ sản xuất một hoặc một vài thứ sản phẩm nhất định nhưng nhu cầu cuộc sống đòi hỏi nhiều sản phẩm dẫn đến họ phải trao đổi sản phẩm với nhau. Ngoài ra, phân công lao động xã hội

mà còn khác biệt ở quyền sử dụng những khối lượng tư liệu sản xuất khác nhau của cùng một chủ thể sở hữu. Khi sự tách biệt về kinh tế giữa những chủ thể sản xuất tồn tại trong điều kiện có sự phân công lao động xã hội thì việc trao đổi sản phẩm giữa những chủ thể khác nhau phải đảm bảo được lợi ích của họ. Điều đó chỉ có thể có được khi trao đổi dựa trên nguyên tắc ngang giá, có đi có lại tức là trao đổi hàng hóa, sản phẩm của lao động trở thành hàng hóa. Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất làm cho sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu hoặc chi phối của người sản xuất đó, do đó họ mới có quyền mang nó đi bán. Thêm vào đó, sự tách biệt ấy còn làm cho quan hệ trao đổi của chủ thể đó tất yếu mang hình thái trao đổi hàng hóa, vì sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế làm cho những chủ thể sản xuất ấy có lợi ích kinh tế độc lập với nhau. Chính vì vậy, sản phẩm làm ra phải mang hình thức trao đổi theo nguyên tắc ngang giá mới công bằng, bình đẳng, đảm bảo lợi ích của các chủ thể đó. => Trên đây là hai điều kiện cần và đủ để có sản xuất và trao đổi hàng hóa. Nếu thiếu một trong hai điều kiện sẽ không có sản xuất và trao đổi hàng hóa. Vì vậy, sản xuất hàng hóa là một phạm trù lịch sử tức là nó chỉ tồn tại khi có cả hai điều kiện phân công lao động và sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất và mất đi khi một trong hai điều kiện đó mất đi và không mang hình thái hàng hóa 1.1.3. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa

- Đặc trưng của sản xuất hàng hoá : + Thứ nhất , sản xuất hàng hóa dùng để trao đổi, mua bán không phải để người sản xuất ra nó tiêu dùng. + Thứ hai , lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa mang tính xã hội. + Thứ ba, mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, là lợi nhuận chứ không phải là giá trị sử dụng.

  • Ưu thế của sản xuất hàng hóa So với sản xuất tự cung tự cấp, sản xuất hàng hóa mang lại nhiều ưu thế vượt trội như: + Thứ nhất, sản xuất hàng hóa ra đời dựa trên sự phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất.Giúp khai thác lợi thế về tự nhiên, xã hội, kĩ thuật của từng người, từng cơ sở sản xuất.Bên cạnh đó cũng thú c đẩy sự phát triển mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng mở rộng, phá vỡ tính tự cung tư cấp, bảo thủ lạc hậu của mỗi ngành, mỗi địa phương làm tăng năng suất lao động và nhu cầu xã hội được đáp ứng đầy đủ hơn + Thứ hai , quy mô sản xuất không bị giới hạn bởi nhu cầu và nguồn lực mang tính khép kín của mỗi cá nhân, gia đình,địa phương…Giúp mở rộng quy mô lớn dựa trên nhu cầu và nguồn lực của xã hội phù hợp với xu thế thời đại.Tạo điều kiện ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất, và thú c đẩy sản xuất phát triển. + Thứ ba, sự tác động của quy luật vốn có của sản xuất và trao đổi hàng hóa là quy luật giá trị, cung – cầu, cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bé n, …Giúp nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, cải tiến hình thức, quy cách và chủng loại hàng hóa làm giảm chi phí và đáp ứng nhu cầu khách hàng + Thứ tư, sự phát triển của sản xuất, mở rộng và giao lưu kinh tế giữa các cá nhân, các vùng, các nước… Giúp nâng cao đời sống vật chất mà cả đời sống văn hóa, tinh thần. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực như đã nêu trên, sản xuất hàng hóa cũng có những mặt trái của nó như phân hóa giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa, tiềm ẩn những khả năng khủng hoảng kinh tế - xã hội, phá hoại môi trường sinh thái, v.v.. 1 .2.HÀNG HÓA

Sở dĩ phải trao đổi theo 1 tỉ lệ nhất định (1m vải= 5kg thóc) vì người ta cho rằng hao phí lao động phải bỏ ra để sản xuất ra 1m vải bằng hao phí lao động sản xuất ra 5 kg thóc. Nói cách khác để sản xuất ra 1m vải và 5kg thóc người thợ thủ công và người nông dân đều phải hao phí một khoảng thời gian lao động xã hội như nhau. Do đó có thể nói, giá trị của 1m vải là 5kg thóc. Như vậy, hao phí lao động là cơ sở nói chung để so sánh vải và thóc, để trao đổi chúng với nhau. Như vậy , bản chất giá trị là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa. Giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất, trao đổi hàng hóa và có tính lịch sử. Khi nào có sản xuất và trao đổi hàng hóa, khi đó có phạm trù giá trị. Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài giá trị; giá trị là nội dung, là cơ sở của trao đổi. b, Mối quan hệ của 2 thuộc tính: Hai thuộc tính của hàng hóa mang tính hai mặt , vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau.  Mặt thống nhất thể hiện ở chỗ : hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hóa, một vật phải có đầy đủ hai thuộc tính này mới là hàng hóa. Nếu thiếu một trong hai thuộc tính đó vật phẩm sẽ không phải là hàng hóa. Chẳng hạn, một vật có ích (tức có giá trị sử dụng), nhưng không do lao động tạo ra (tức không có kết tinh lao động) như không khí tự nhiên thì sẽ không phải là hàng hóa.  Mâu thuẫn giữa 2 thuộc tính:

  • Người sản xuất hàng hóa chỉ quan tâm(cuối cùng) tới giá trị
  • Người tiêu dùng chỉ quan tâm (cuối cùng) đến giá trị sử dụng
  • Giá trị được thực hiện trong lĩnh vực lưu thông, giá trị sử dụng được thực hiện trong lĩnh vực tiêu dùng.
  • Biểu hiện của mâu thuẫn - thể hiện rõ khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, người bán hủy sản phẩm đi vì nó không được trả giá trị mặc dù nó có công dụng. 1.2.3.LƯỢNG GIÁ TRỊ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG GIÁ TRỊ CỦA HÀNG HÓA 1.2.3.1. Lượng giá trị của hàng hóa, thước đo lượng giá trị và cấu tạo lượng giá trị  Khái niệm: Giá trị của hàng hóa là do lao động xã hội, trừu tượng của người sản xuất ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Vậy lượng giá trị hàng hóa là lượng lao động đã hao phí để tạo ra hàng hóa.  Thước đo lượng giá trị hàng hóa: Lượng lao động đã hao phí được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết. Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó trong những điều kiện bình thường của xã hội với trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình. Ngoài ra trong sản xuất, người sản xuất thường phải tích cực đổi mới, sáng tạo nhằm giảm thời gian hao phí lao động cá biệt tại đơn vị sản xuất của mình xuống mức thấp hơn hao phí trung bình cần thiết. Khi đó sẽ có được ưu thế trong cạnh tranh.  Cấu tạo: lượng giá trị(w) của một đơn vị hàng hóa được sản xuất ra bao hàm: hao phí lao động quá khứ(giá trị cũ(c), chứa trong các yếu tố vật tư, nguyên nhiên liệu đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng hóa đó) + hao phí lao động mới kết tinh thêm (giá trị mới(v+m)). W= c + v + m 1 .2.3.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa Lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa được đo lường bởi thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó, cho nên, về nguyên tắc, những nhân tố nào ảnh hưởng tới thời gian hao phí xã hội cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng
  • Trong điều kiện trình độ sản xuất hàng hóa còn thấp, việc tăng cường độ lao động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo ra số lượng các giá trị sử dụng nhiều hơn, góp phần thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội. Cường độ lao động chịu ảnh hưởng của các yếu tố sức khỏe, thể chất, tâm lý, trình độ tay nghề thành thạo của người lao động, công tác tổ chức, kỷ luật lao động… Nếu giả quyết tốt những vấn đề này thì người lao động sẽ thao tác nhanh hơn, thuần thục hơn, do đó tạo ra nhiều hàng hóa hơn.
  • Hai là , tính chất phức tạp của lao động
  • Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo một cách hệ thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được.
  • Lao động phức tạp là những hoạt động lao động đòi hỏi cần phải trải qua những quá trình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn. Lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân bội lên. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để cả nhà quản trị và người lao động xác định mức thù lao cho phù hợp với tính chất của hoạt động lao động trong quá trình tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội. 1.2.4. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa Nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa với lao động sản xuất hàng hóa, C.Mác phát hiện ra rằng, sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính là do lao động của người sản xuất hàng hóa có tính hai mặt: mặt cụ thể và mặt trừu tượng của lao động.
  • Lao động cụ thể.
  • Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích, đối tượng lao động, công cụ, phương pháp lao động riêng và kết quả riêng.
  • Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng hàng hóa.
  • Các loại lao động cụ thể khác nhau tạo ra những sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau. Phân công lao động xã hội càng phát triển, xã hồi càng nhiều ngành nghề khác nhau, các hình thức lao động cụ thể càng phong phú, đa d ạng, càng có nhiều giá trị sử dụng khác nhau.
  • Lao động trừu tượng.
  • Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa không kể đến hình thức cụ thể của nó; đó là sự hao phí sức lao động nói chung của người sản xuất hàng hóa về cơ bắp, thần kinh, trí óc.
  • Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa. Đến đây, có thể nêu, giá trị hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa. Lao động trừu tượng là cơ sở để so sánh, trao đổi các giá trị sử dụng khác nhau.
  • Lao động cụ thể phản ánh tính chất tư nhân của lao động sản xuất hàng hóa bởi việc sản xuất cái gì, như thế nào là việc riêng của mỗi chủ thể sản xuất. Lao động trừu tượng phản ánh tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa, bởi lao động của mỗi người là một bộ phận của lao động xã hội, nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội. Do yêu cầu của mối quan hệ này việc sản xuất và trao đổi phải được xem là một thể thống nhất với lợi ích của người tiêu dùng. Người sản xuất phải thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người tiêu dùng, người tiêu dùng đến lượt mình lại thúc đ ẩy sự phát triển sản xuất. Mâu thuẫn giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng xuất hiện khi sản phẩm do những người sản xuất hàng hóa riêng biệt tạo ra không phù hợp với như cầu xã hội, hoặc khi mức hao phí lao động cá biệt cao hơn mức hao phí mà xã hội có thể chấp nhận được. Khi đó, sẽ có một số hàng hóa không
  • Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển hơn nữa, đặc biệt là khi mở rộng giữa các vùng đòi hỏi phải có một vật ngang giá chung thống nhất thì hình thái thứ tư ra đời: hình thái tiền. Giá trị của tất cả các hàng hóa ở đây đều được biểu hiện ở một hàng hóa đóng vai trò tiền tệ. Lúc đầu có nhiều hàng hóa đóng vai trò tiền tệ nhưng dần dần được chuyển sang các kim loại quý như đồng, bạc và cuối cùng là vàng. Như vậy, tiền về bản chất, đã là một hàng hóa đặc biệt, là kết quả của quá trình phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa, là yếu tố ngang giá chung cho toàn bộ hàng hóa. Đồng thời, tiền phản ánh lao động xã hội và mối quan hệ giữa người sản xuất và trao đổi hàng hóa. Từ những lý do trên, tiền ngày nay – tiền với hình thái giá trị tiền tệ, được ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu mới về trao đổi hàng hóa đó là có thể phát hành thêm tiền để đưa vào lưu thông khi có sự gia tăng của hàng hóa dịch vụ. 1.3.2.Bản chất của tiền: Tiền là một loại hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các loại hàng hóa. Nó là sự thể hiện chung của giá trị, đồng thời nó biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa. Đặc biệt hơn, tiền dùng để biểu hiện giá trị của tất cả các hàng hóa khác. 1.3.3. Chức năng của tiền:
  • Tiền là thước đo giá trị, là phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, phương tiện thanh toán và tiền tệ thế giới:
  • Tiền là thước đo giá trị, tức là nó dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hóa khác. Khi đó, giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định gọi là giá cả hàng hóa. Giá cả hàng hóa là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Giá cả hàng hóa có thể lên xuống xung quanh giá trị nhưng tổng số giá cả luôn bằng giá trị. VD: cái bút có giá 3000đ,
  • Phương tiện lưu thông : Tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hóa, tức là tiền đóng vai trò là một phương tiện lưu thông. Khi ấy, trao đổi hàng hóa vận động theo công thức H – T – H’. Đây là công thức lưu thông hàng hóa giản đơn. Với chức năng này, tiền xuất hiện dưới các hình thức vàng thỏi, bạc nén, tiền đúc và cuối cùng là tiền giấy. Tiền giấy là ký hiệu giá trị do nhà nước phát hành buộc XH công nhận. Tiền giấy không có giá trị thực (không kể đến giá trị của vật liệu giấy dùng làm tiền). Khi thực hiện chức năng này, tiền giúp quá trình mua bán diễn ra dễ dàng hơn nhưng nó cũng làm việc mua bán tách rời nhau cả về không gian lẫn thời gian nên nó bao hàm khả năng khủng hoảng. VD: người nông dân trồng lúa gạo, nhưng muốn mua thịt thì phải bán gạo đi để lấy tiền mua thịt
  • Phương tiện cất trữ: Tiền đôi khi được rút khỏi lưu thông và cất giữ lại. Chỉ có tiền vàng, tiền bạc, các của cải bằng vàng có giá trị thực mới thực hiện được chức năng lưu trữ. Ngoài ra, tiền làm phương tiện cất trữ còn có tác dụng đặc biệt là dự trữ tiền cho lưu thông. VD: lấy tiền mua vàng để cất trữ
  • Phương tiện thanh toán : Tiền làm phương tiện thanh toán có tác dụng đáp ứng kịp thời nhu cầu của người sản xuất hoặc tiêu dùng ngay cả khi họ chưa có tiền hoặc không đủ tiền. Nhưng nó cũng làm cho khả năng khủng hoảng tăng lên. Trong quá trình thực hiện chức năng thanh toán, loại tiền mới – tiền tín dụng – xuất hiện, có nghĩa là hình thức tiền đã phát triển hơn. VD: Khi mua hàng hoá, lấy tiền để trả
  • Tiền tệ thế giới : Chức năng cuối cùng của tiền là tiền tệ thế giới. Chức năng này xuất hiện khi buôn bán vượt ra ngoài biên giới quốc gia, hình thành quan hệ buôn bán giữa các nước.

+ Dịch vụ là một loại hàng hóa vô hình : Giá trị sử dụng của dịch vụ không phải là phục vụ trực tiếp người cung ứng dịch vụ với cách tiếp cận đó dịch vụ không tồn tại dưới dạng vật thể. Đặc điểm của dịch vụ bao gồm không thể tách rời: việc sản xuất và tiêu dùng dịch vụ được diễn cùng một thời điểm. Điều này cũng đòi hỏi rằng các dịch vụ không thể tách rời khỏi các nhà cung cấp của họ.

  • Dịch vụ có tính không thể cất trữ : khác với các loại hàng hóa thông thường dịch vụ không thể được lưu trữ để bán hoặc sử dụng sau này. Nói cách khác, dịch vụ không thể được kiểm kê. Trong điều kiện sự phát triển của phân công lao động xã hội, dưới tác động của sự phát triển khoa học công nghệ, dịch vụ ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thỏa mãn nhu cầu văn minh của con người. Trong cuộc sống hiện nay dịch vụ tồn tại trên nhiều lĩnh vực: thời trang, du lịch, chăm sóc sức khỏe, … 1.4.2. Một số hàng hóa đặc biệt Nền sản xuất hàng hóa ngày nay hình thành nhiều yếu tố không hoàn toàn do hao phí mà có. Những yếu tố này được xem là những hàng hóa đặc biệt. Tính đặc biệt của các hàng hóa thể hiện ở những đặc trưng như giá trị sử dụng, có giá cả, có thể trao đổi, mua bán nhưng lại không do hao phí lao động trực tiếp tạo ra.
  • Quyền sử dụng đất
  • Bản chất: Khi thực hiện mua, bán sử dụng đất nhiều người lầm tưởng đó là mua bán đất đai. Trên thực tế, họ trao đổi với nhau quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất là do tính khan hiếm của bề mặt vỏ quả địa cầu và trình độ phát triển của sản xuất vậy nên dù quyền sử dụng đất có giá trị sử dụng, có giá cả nhưng nó không phải do hao phí lao động tạo ra theo cách như các hàng hóa thông thường khác. Sự phát triển của sản xuất gia tăng làm nảy sinh nhu cầu cần mặt bằng để kinh doanh; sự gia tăng quy mô dân số thúc đ ẩy nhu cầu cư trú. Quyền sử dụng đất lại được ấn định cho các chủ thể nhất định nên xuất hiện nhu cầu mua, bán quyền sử dụng đất. Trong quan hệ đó người mua và người bán

phải trả hoặc nhận được một lượng tiền, và đó chính là giá cả của quyền sử dụng đất. Ngày nay, do nhu cầu nguồn lực và mặt bằng để phục vụ sản xuất kinh doanh, người ta có thể mua bán cả quyền sử dụng mặt nước, … những hiện tượng này là sự phát sinh của việc sử dụng mảnh vỏ quả địa cầu để trao đổi, mua bán dựa trên quyền sử dụng đã được thừa nhận. Trong xã hội hiện nay, có nhiều cá nhân trở nên giàu có với việc mua bán quyền sử dụng đất, xét về bản chất số lượng tiền đó chính là hệ quả của việc số tiền của chủ thể này sang chủ thể khác. Tiền trong trường hợp này là phương tiện thanh toán, không phải thước đo giá trị.

  • Thương hiệu (danh tiếng)
    • Bản chất: Trong thực tế hiện nay, thương hiệu của một doanh nghiệp (hay danh tiếng của một cá nhân) cũng có thể được trao đổi, mua bán, được định giá, tức là có giá cả, thậm chí có giá cả cao. Đây là những yếu tố có tính hàng hóa và gần với lý luận hàng hóa của C.Mác. Thương hiệu là kết quả của sự nỗ lực của sự hao phí sức lao động của người nắm giữ thương hiệu, thậm chí là của nhiều người. VD: Việc mua bán một cầu thủ bóng đá được định giá cao thì danh tiếng do người ấy tạo ra từ hao phí thần kinh, cơ bắp thực sự cùng với tài năng. Người ta mua bán hoạt động lao động của đá bóng của cầu thủ chính là mua bán cách thức đá bóng của cầu thủ đó gắn với cơ thể sinh học của anh ta. Mua bán ở đây không phải ở danh tiếng mà là sinh ra do sự kham hiếm của lối chơi của cầu thủ đó khác với mọi người nên tài năng của cầu thủ đó là năng khiếu bẩm sinh. Giá cả trong các vụ mua bán như vậy vừa phản ánh giá trị hoạt động lao động đá bóng vừa phản ánh yếu tố tài năng, sự kỳ vọng và sự khan hiếm của câu lạc bộ đó.
    • Chứng khoán, chứng quyền và một số giấy tờ có giá.
    • Bản chất: Ngày nay, chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) do các công ty, doanh nghiệp cổ phần phát hành, chứng quyền do các công ty kinh doanh chứng khoán chứng