Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

phuong phap nghien cuu, Study notes of Science education

phuong phap nghien cuu khoa hoc và quan ly

Typology: Study notes

2023/2024

Uploaded on 12/14/2024

ngoc-linh-tang
ngoc-linh-tang 🇺🇸

2 documents

1 / 59

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG KINH DOANH VÀ
QUẢN LÝ
ĐỀ TÀI: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA SẢN
PHẨM XANH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN.
GVHD : ThS. Văn Đức Chí Vũ
Nhóm Thực hiện : 10
Số thành viên : 4
Năm học : 2024 – 2025
TPHCM, ngày 17, tháng 10, năm 2024.
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 10
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c
pf2d
pf2e
pf2f
pf30
pf31
pf32
pf33
pf34
pf35
pf36
pf37
pf38
pf39
pf3a
pf3b

Partial preview of the text

Download phuong phap nghien cuu and more Study notes Science education in PDF only on Docsity!

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG KINH DOANH VÀ

QUẢN LÝ

ĐỀ TÀI: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA SẢN

PHẨM XANH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN.

GVHD : ThS. Văn Đức Chí Vũ Nhóm Thực hiện : 10 Số thành viên : 4 Năm học : 2024 – 2025 TPHCM, ngày 17, tháng 10, năm 2024. BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 10

ST

T

Họ và tên MSSV Phân công Đánh giá 1 Tăng Ngọc Linh 221A050396 PPT, Thuyết trình 100 2 Trần Đỗ Ngọc Liểu 221A050350 Chương 2 100 3 Nguyễn Lưu Thương 221A050388 Chương 3 90 4 Bùi Thị Như Ý 221A050390 Chương 1 90

3.2............................................................................................................Nghiên cứu định tính ......................................................................................................................................... 18 3.3..............................................................................................Mẫu và phương pháp lấy mẫu ......................................................................................................................................... 19 3.4...............................................................................................................................Thang đo ......................................................................................................................................... 22 3.5..........................................................................................Pương pháp xử lý dữ liệu sơ cấp ......................................................................................................................................... 22 3.6........................................................................................Thiết kế bảng và câu hỏi thang đo ......................................................................................................................................... 23

4. CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................ 24 4.1.....................................................................................................................Thống kê mô tả ......................................................................................................................................... 24 4.1.1.Giới tính.................................................................................................................... 24 4.1.2.Sinh viên năm........................................................................................................... 25 4.1.3.Sử dụng sản phẩm xanh............................................................................................ 26 4.2.................................................................Đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha ......................................................................................................................................... 26 4.3.........................................................................................................Phân tích nhân tố EFA ......................................................................................................................................... 28 4.3.1.Phân tích nhân tố EFA cho biến độc lập.................................................................. 28 4.3.2.Phân tích nhân tố EFA cho biến phụ thuộc.............................................................. 28 4.4..................................................................................................................Phân tích hồi quy ......................................................................................................................................... 30 4.5................................................................................................Phân tích phương sai Anova ......................................................................................................................................... 28 4.6.................................................................................................................Thảo luận kết quả ......................................................................................................................................... 32 5. CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ...................................................... 34 5.1...................................................................................................Kết luận và hàm ý quản trị ......................................................................................................................................... 34

5.2...............................................................................Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

  • 5.1.1.Kết luận....................................................................................................................
  • 5.1.2.Hàm ý quản trị..........................................................................................................
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................
  • PHỤ LỤC 1. BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT..................................................................
  • PHỤ LỤC 2. DANH SÁCH THẢO LUẬN NHÓM.......................................................
  • PHỤ LỤC 3. THỐNG KÊ MÔ TẢ.................................................................................
  • PHỤ LỤC 4. CRONBACH’S ALPHA............................................................................
  • PHỤ LỤC 5. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA..................................................................
  • PHỤ LỤC 6. PHÂN TÍCH HỒI QUY............................................................................

chính sách và chiến lược tiếp thị hiệu quả, nhằm thúc đẩy lối sống bền vững và thân thiện với môi trường trong cộng đồng sinh viên nói riêng và xã hội nói chung. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu Các yếu tố nào ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên trường Đại học Văn Hiến trong việc sử dụng sản phẩm xanh? 1 .2.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của các câu hỏi nghiên cứu này là để làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ sử dụng sản phẩm xanh của sinh viên, cũng như để hiểu rõ hơn về mức độ sẵn sàng của sinh viên trong việc áp dụng lối sống tiêu dùng bền vững và xanh. Những câu hỏi này cũng giúp khám phá những yếu tố có thể thúc đẩy hoặc cản trở việc sử dụng sản phẩm xanh trong cộng đồng sinh viên. 1.3 Phương pháp nghiên cứu: Nguồn số liệu được sử dụng: Nguồn thứ cấp: Các thông tin và dữ liệu thống kê từ các nghiên cứu trước liên quan. Nguồn sơ cấp: Được thu thập từ bảng câu hỏi khảo sát sinh viên được phỏng vấn tại Trường Đại học Văn Hiến. Phương pháp thực hiện: Nghiên cứu sử dụng chủ yếu hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính: Thảo luận nhóm để hiệu chỉnh thang đo nghiên cứu phù hợp với đề tài. Nghiên cứu định lượng: Tiến hành khảo sát, phân tích số liệu thực tế để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Phương pháp xử lý: Trong đề tài có sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS 20:

Các thống kê mô tả, độ tin cậy của thang đo ( Cronbach’s Alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy. 1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Không gian: Trường Đại học Văn Hiến. Thời gian: 26/9/2024 đến 26/11/2024. Đối tượng nghiên cứu: “Thái độ sử dụng sản phẩm xanh của sinh viên trường đại học Văn Hiến”. Đối tượng khảo sát: Sinh viên trường Đại học Văn Hiến. 1.5 Cấu trúc đề tài nghiên cứu. Cấu trúc bài nghiên cứu gồm có 5 chương : Chương 1: Mở đầu. Chương 2 : Cở sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu. Chương 4 : Kết quản nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị.

đa các ảnh hưởng xấu đến môi trường sống và sức khỏe con người như ống hút tre, túi nilon tự phân hủy, thực phẩm hữu cơ (Dangelico & Pontrandolfo, 2010). Có thể thấy các định nghĩa tuy có khác biệt nhưng đều có điểm chung là được tạo ra từ những vật liệu ít độc hại và bảo vệ an toàn cho môi trường. 2.1.2 Lý thuyết nền 2.1.2.1 Lý thuyết hành động hợp lí Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) được phát triển bởi Fishbein và Ajzen vào năm 1975 giúp hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa thái độ, ý định, hành vi được. TRA tập trung chủ yếu vào dự đoán ý định, trái ngược với chính hành vi. Mô hình thuyết hành động hợp lý cho rằng ý định hành vi dẫn đến hành vi và ý định được quyết định bởi thái độ cá nhân đối với hành vi, cùng sự ảnh hưởng của chuẩn chủ quan xung quanh việc thực hiện các hành vi đó (Fishbein & Ajzen, 1975). Đồng thời, ý định và hành vi của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng bởi thái độ, được thể hiện qua cách nhìn nhận tích cực hay tiêu cực của người tiêu dùng đối với sản phẩm thân thiện môi trường. 2.1.2.2 Lý thuyết hành vi có kế hoạch Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior – TPB) được Ajzen giới thiệu vào năm 1991 là sự kế thừa và phát triển của thuyết hành động hợp lý. TPB đưa thêm yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi, bên cạnh thái độ và chuẩn mực chủ quan để dự đoán ý định mua hàng. TPB tuyên bố rằng khả năng thực hiện một hành vi cụ thể tăng lên nếu một cá nhân có thái độ tích cực đối với hành vi, sự chấp thuận của xã hội đối với hành vi và khả năng kiểm soát nhiều hơn để thực hiện hành vi đó (Ajzen, The theory of planned behavior, 1991). Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu khác đồng ý với (Kim & cộng sự, 2013) rằng các chuẩn chủ quan của thành phần TPB có tác động lớn đến quyết định mua sản phẩm thân thiện môi trường. 2.1.3 Thái độ sử dụng sản phẩm xanh: Thái độ được nhấn mạnh là một trong những tiền đề quan trọng của ý định và hành vi trong nghiên cứu về tiêu dùng xanh (Jaiswal & Kant, 2018). Theo Ajzen (1991), thái độ hướng đến hành vi đề cập đến mức độ mà một người có đánh giá tích

cực hay tiêu cực đối với hành vi được đề cập. Theo thuyết TPB, thái độ đối với hành vi càng tích cực thì ý định phải thực hiện hành vi càng mạnh mẽ (Ajzen, 1991). Birgelen, Semeijn and Keicher (2009) nhận thấy rằng nếu người tiêu dùng có thái độ tích cực với việc giữ gìn môi trường, họ sẽ thích thức uống đóng chai có bao bì thân thiện với môi trường. Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Bích Viên (2013), Paul et al., (2016), thái độ là nhân tố có tác động mạnh nhất đến ý định mua sản phẩm xanh. Khi người tiêu dùng có thái độ tích cực, họ sẽ có nhiều khả năng có ý định mua các sản phẩm xanh (Paul et al., 2016). Thái độ tích cực đối với tiêu dùng xanh có ý nghĩa quan trọng trong việc tác động tới khi mua sản phẩm xanh. 2.2 Tổng quan nghiên cứu liên quan 2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua và hành vi mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng tại Thành phố Long Xuyên ( Huỳnh Đình Lệ Thu, Dương Tú Hảo và Hà Nam Khánh Giao, 2022) Nghiên cứu được thực hiện với mục đích xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định tiêu dùng xanh và hành vi mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng tại TP. Long Xuyên. Phương pháp phân tích EFA, CFA và cấu trúc tuyến tính SEM được dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết. Kết quả cho thấy có 4 yếu tố có tác động đến ý định mua sản phẩm xanh: Sẵn lòng chi trả có tác động mạnh nhất, tiếp theo là thái độ hướng đến tiêu dùng xanh, nhận thức kiểm soát hành vi, tác động thấp nhất là thói quen xanh. Bên cạnh đó, ý định mua sản phẩm xanh có tác động đến hành vi mua sản phẩm xanh. Một số hàm ý quản trị được đề xuất cho chiến lược phát triển thị trường sản phẩm xanh.

Thái độ hướng đến tiêu

dùng sản phẩm xanh

Chuẩn chủ quan

Nhận thức kiểm soát

hành vi

Sẵn sàng chi trả

Ý định mua

sản phẩm

xanh

Hành vi

mua sản

phẩm xanh

Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu của Hoàng Trọng Hùng (2018) 2.2.3 Phân tích các yếu tố tác động đến thái độ và ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh ( Nguyễn Anh Minh Thư và cộng sự, 2024) Trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội, tình trạng ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và cuộc sống con người. Do đó, người tiêu dùng có xu hướng quan tâm nhiều hơn tới việc bảo vệ môi trường. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm giải thích ý định mua sản phẩm xanh dưới sự tác động của các yếu tố bao gồm: tiếp thị xanh, kiến thức sức khỏe, kiến thức môi trường và định hướng dài hạn. Kết quả phân tích từ 321 mẫu khảo sát chứng minh các yếu tố đều có ảnh hưởng đến hành vi mua sản phẩm xanh. Trong đó, nổi bật lên vai trò quan trọng của tiếp thị xanh và định hướng dài hạn. Kết quả từ nghiên cứu ngoài việc đóng góp thêm về mặt lý thuyết, còn đưa ra những hàm ý thực tiễn cho các nhà quản trị, nhà tiếp thị trong lĩnh vực tiêu dùng xanh trong việc đưa ra những chiến lược phù hợp.

Kiến thức sức khỏe

Định hướng dài hạn

Kiến thức môi trường

Tiếp thị xanh

Thái độ

H1 (+) H2 (+) H3(+) H4 (+)

Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Anh Minh Thư (2024) 2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân Nha Trang ( Hồ Huy Tựu, Nguyễn Văn Ngọc và Đỗ Phương Linh,2018) Mục tiêu của bài viết là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân dựa trên lý thuyết hành vi dự định TPB với hai biến số mở rộng là rủi ro cảm nhận và sự tin tưởng. Sử dụng mẫu khảo sát gồm 250 người tiêu dùng tại thành phố Nha Trang và các công cụ phân tích định lượng, kết quả khẳng định có 5 trên 6 nhân tố có ảnh hưởng dương đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân. Nghiên cứu đề xuất một số hàm ý ứng dụng nhằm xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả để thúc đẩy hành vi tiêu dùng xanh của dân tại Nha Trang. Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu của Hồ Huy Tựu, Nguyễn Văn Ngọc và Đỗ Phương Linh ( 2018) 2.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của thế hệ Z Việt Nam ( Ao Thu Hoài và cộng sự , 2021) Mục tiêu của nghiên cứu này là khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của thế hệ Z. Các tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và

Thái độ hướng đến

tiêu dùng xanh

Tiêu chuẩn chủ quan

Kiểm soát hành vi

Rủi ro

Sự tin tưởng

Hành vi tiêu dùng xanh

với việc mua hàng xanh và kiểm soát hành vi cảm nhận có tác động tích cực tới hành vi mua hàng xanh. Những tác động này đóng vai trò trung gian toàn phần thông qua ý định mua sản phẩm xanh. Trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy hành vi tiêu dùng xanh của người dân tỉnh Trà Vinh nói riêng, Việt Nam nói chung. Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hòa và Hà Tuấn Anh (2022) 2.2.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng trẻ (Nguyễn Văn Nên và cộng sự , 2021) Bài viết tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng trẻ thông qua khảo sát hơn 380 người tiêu dùng trẻ có độ tuổi dưới 35 tại Việt Nam. Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng (phân tích yếu tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tuyến tính) được sử dụng nhằm xác định và lượng hóa mức độ tác động của các yếu tố đến hành vi tiêu dùng xanh của giới trẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng xanh của người trẻ lần lượt là: mối quan tâm về sức khỏe của người tiêu dùng, giá cả của các sản phẩm xanh, hiệu ứng đám đông tác động lên hành vi của người tiêu dùng trẻ, nhận thức về môi trường của người tiêu dùng. Trong đó, Mối quan tâm về môi trường Thái độ về mua sản phẩm xanh Chuẩn mực chủ quan về mua sản phẩm xanh Kiểm soát hành vi cảm nhận về mua sản phẩm xanh Ý định mua sản phẩm xanh Hành vi mua sản phẩm xanh Biến kiểm soát

phát hiện mới của nghiên cứu là yếu tố giá cả có tác động ngược chiều đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng trẻ, nghĩa là giá sản phẩm xanh càng được định giá cao thì có tác động thúc đẩy người tiêu dùng trẻ mua hàng nhiều hơn. Từ kết quả thu được, một số hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp và những hàm ý chính sách cho các cơ quan Nhà nước được đề xuất nhằm thúc đẩy và tăng cường hành vi tiêu dùng xanh của người trẻ, hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường ngày càng tốt hơn. Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Văn Nên và cộng sự (2021) 2.3 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu 2.3.1 Giả thuyết nghiên cứu 2.3.1.1 Kiến thức sức khỏe Kiến thức vững về sức khỏe cá nhân có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thái độ tích cực và hành vi lành mạnh (WHO, 1984). Trên thực tế, ngày càng có nhiều người quan tâm hơn về các kiến thức sức khỏe và có thái độ tích cực với các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên (Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương, 2017). Người tiêu dùng có kiến thức sức khỏe tin rằng việc sử dụng các sản phẩm xanh, có nguồn gốc thiên nhiên sẽ hỗ trợ cho lối sống lành mạnh, sức khoẻ, tính bền

Mối quan tâm về sức khỏe

Nhận thức về môi trường

Hiệu ứng đám đông Hành vi tiêu dùng

Chiêu thị xanh

Giá cả sản phẩm xanh

Mối quan hệ giữa tiếp thị xanh và hành vi tiêu dùng xanh trong ngữ cảnh tiêu dùng hiện đại đang thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu (Chekima, Wafa, Igau, & Chekima, 2015; Kamalanon & ctg., 2022). Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự tương tác giữa tiếp thị xanh và hành vi tiêu dùng xanh có ảnh hưởng sâu rộng đến quyết định của người tiêu dùng, đặc biệt là trong việc hiểu rõ thái độ và ý định mua sản phẩm xanh của họ. Haytko và Matulich (2008) phát hiện ra các loại phản ứng khác nhau của người tiêu dùng với sự tác động của tiếp thị xanh, bao gồm việc họ sẵn sàng chi trả một mức giá cao khi đã tin tưởng vào chất lượng cũng vnhuw việc bảo vệ môi trường của sản phẩm đó. Chekima và cộng sự (2015) cũng cho rằng các hoạt động tiếp thị xanh có tác động tích cực tới thái độ người tiêu dùng về sản phẩm đó. Từ đó, giả thuyết H4 được đề xuất. H4: Tiếp thị xanh ảnh hưởng tích cực đến thái độ sử dụng sản phẩm xanh. Bảng 2.8 Tổng hợp mô hình nghiên cứu. Tác giả Các yếu tố tác động Kết quả Mô hình nghiên cứu của Huỳnh Đình Lệ Thu (2022) Thái độ Chuẩn chủ quan Nhận thức kiểm soát hành vi Sẵn sàng chi trả Thói quen xanh Thái độ Chuẩn chủ quan Nhận thức kiểm soát hành vi Sẵn sàng chi trả Thói quen xanh Hoàng Trọng Hùng (2018) Thái độ Chỉnh chủ quan Mối quan tâm tới môi trường Nhận thức kiểm soát hành vi Tính sẵn có của sản phẩm xanh Thái độ Chỉnh chủ quan Mối quan tâm tới môi trường Nhận thức kiểm soát hành vi Tính sẵn có của sản phẩm xanh Nguyễn Anh Kiến thức sức khỏe Định hướng dài hạn Thái độ Kiến thức sức khỏe

Minh Thư (2024) Kiến thức môi trường Tiếp thị xanh Thái độ Định hướng dài hạn Kiến thức môi trường Tiếp thị xanh Hồ Huy Tựu, Nguyễn Văn Ngọc và Đỗ Phương Linh ( 2018) Thái độ Tiêu chuẩn chủ quan (ảnh hưởng xã hội) Kiểm soát hành vi Rủi ro Sự tin tưởng Thái độ Tiêu chuẩn chủ quan (ảnh hưởng xã hội) Kiểm soát hành vi Sự tin tưởng Ao Thu Hoài và cộng sự (2021) Nhận thức về môi trường Đặc tính sản phẩm xanh Giá của sản phẩm xanh Ảnh hưởng của xã hội tính sẵn có của sản phẩm Nhận thức về môi trường Đặc tính sản phẩm xanh Ảnh hưởng của xã hội tính sẵn có của sản phẩm Nguyễn Thị Minh Hòa và Hà Tuấn Anh (2022) Mối quan tâm về môi trường Thái độ Chuẩn mực chủ quan Kiểm soát hành vi Mối quan tâm về môi trường Thái độ Chuẩn mực chủ quan Kiểm soát hành vi Nguyễn Văn Mối quan tâm về sức khỏe Nhận thức về môi trường Mối quan tâm về sức khỏe Nhận thức về môi trường