Download summary of educational psycholgy at HNUE and more Lecture notes Psychology in PDF only on Docsity!
TÂM LÝ GIÁO DỤC
Câu 1 : Bản chất hiện tượng tâm lý người? 1.Tâm lý người là sự phản ánh hiện tượng khách quan vào não thông qua chủ thể A. Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não: Theo CN duy vật biện chứng: phản ánh là quá trình tác động qua lại của hai hệ thống vật chất. Phản ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp, từ phản ánh cơ học,vật lý, hóa học, sinh học và tâm lý. Các dạng phản ánh vật chất : Phản ánh vật lý : vật chất không có sự sống, cơ học đơn giản VD: đứng trước gương mình thấy hình ảnh của bản thân qua gương Phản ánh sinh lý : ( vật chất sống ) VD: Trời lạnh ta có hiện tượng môi thâm và nổi da ga Phản ánh tâm lý : ( do não người ) là phản ánh đặc biệt:
- Là phản ánh của bộ não người – tổ chức cao nhất của vật chất , mang tính sáng tạo cao, sinh động hơn các loại phản ánh khác
- Chỉ có bộ não và hệ thần kinh kích thích bên ngoài biến đổi và tạo thành hình ảnh tâm lý bên trong Điều kiện để có phản ánh tâm lý: Bộ não và hệ thần kinh phát triển bình thường. Có hiện thực khách quan tác động vào các giác quan. Kết luận sư phạm:
- Muốn thay đổi tâm lý con người phải chú ý đến hiện thực khách quan nơi cá nhân sống và hoạt động
- Bảo vệ bộ não và hệ thần kinh B.Tính chủ thể trong phản ánh tâm lý thể hiện: + Cùng một sự vật nhưng ở những chủ thể khác nhau sẽ xuất hiện những hình ảnh tâm lý khác nhau ( khác nhau vè mức độ ,sắc thái) + Cũng có thể, cùng một sự vật tác động đến cùng một chủ thể nhưng vào những thời điểm khác nhau,ở những tình huống khác nhau với những trạng thái cơ thể, trạng thái tinh thần khác nhau, sẽ cho những hình ảnh tâm lý với mức độ biểu hiện và sắc thái tâm lý khác nhau ở chính chủ thể ấy.
+ Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận , hiểu và thể hiện nó rõ nhất + Căn cứ vào mức độ, sắc thái khác nhau mà mỗi chủ thể thể hiện thái độ, hành vi khác nhau đối với hiện thực. VD: Hai điều tra viên cùng khám nghiệm một hiện trường nhưng do trình độ, kiến thức,chuyên môn ...khác nhau sẽ đưa đến những kết luận khác nhau. Nguyên nhân có sự khác nhau đó do: ( Tâm lý người mang tính chủ thể vì: )
- Đặc điểm sinh học: đặc điểm cơ thể,giác quan, đặc điểm bộ não, hệ thần kinh khác nhau.
- Hoàn cảnh sống, môi trường, kinh nghiệm sống khác nhau.
- Do giới tính, nghề nghiệp, tuổi tác...
- Tính tích cực hoạt động khác nhau. Kết luận sư phạm:
- Trong giao tiếp, ứng xử cần phải tôn trọng cái riêng của mỗi người, không nên áp đặt ý kiến của mình cho người khác.Trong dạy hoc, giáo dục phải chú ý nguyên tắc sát đối tượng (cá biệt hóa)
- Tâm lý là sp của hoạt động, giao tiếp nên phải tổ chức hoạt động, giao tiếp phù hợp để hình thành, phát triển tâm lý.
- 2.Tâm lý người mang bản chất lịch sử - xã hội A. Bản chất XH:
- Có nguồn gốc là TG khách quan ( tự nhiên và xã hội) trong đó nguồn gốc xã hội là cái quyết định.Con người sống trong hoàn cảnh nào thì phản ánh hoàn cảnh đó. Vd: Anh Hồ Văn Lang từ bé sống cùng cha trong rừng trong khoảng tgian dài, không biết nói, không mặc quần áo, không hiểu thế giới hiện đại và khó hòa nhập với cộng đồng.
- Tâm lý con người có nội dung xã hội.Con người sống trong thế giới nào sẽ phản ánh thế giới đó. Trên thực tế, con người thoát li khỏi quan hệ xã hội, quan hệ người-người đều làm cho mất bản tính người ( trẻ em do động vật nuôi từ bé ) Vd: Tarzan,...
- Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp con người trong các mối quan hệ xã hội. Con người vừa là một thực thể tự nhiên ( như đặc điểm cơ
cùng sống trong xã hội đương thời.Những kinh nghiệm của xã hội được biểu hiện qua tri thức phổ thông và tri thức khoa học về tự nhiên,xã hội,kinh nghiệm ứng xử giữa người với người,giữa người cới thế giới tự nhiên… ->Kinh nghiệm lịch sử và kinh nghiệm xã hội kết hợp với nhau tạo thành hệ thống kinh nghiệm lịch sử-xã hội và tồn tại trong đời sống xã hội.
- Cơ chế chuyển kinh nghiệm lịch sử,xã hội thành kinh nghiệm cá nhân (cơ chế chuyển từ ngoài vào trong) -Quá trình phát triển tâm lí của cá nhân được thực hiện thông qua sự tương tác giữa cá nhân với thế giới bên ngoài. Quá trình cá nhân tiếp thu những kinh nghiệm lịch sử-xã hội không phải là sự chuyển từ bên ngoài vào trong một cách cơ học mà bằng cách tương tác giữa chủ thể với đối tượng(chứa kinh nghiệm lịch sử-xã hội)
- Tương tác là nguyên lí bất di bất dịch của sự phát triển nói chung,trong đó có sự phát triển tâm lí. -Sự hình thành và phát triển các cấu trúc tâm lí cá nhân(cấu trúc bên trong)thực chất là quá trình chuyển các hành động tương tác từ bên ngoài vào bên trong của cá nhân(cơ chế chuyển vào trong) -Để hình thành các kinh nghiệm cá nhân trong quá trình tương tác giữa cá nhân với thế giới đồ vật và với người khác,chủ thể phải tách các kinh nghiệm xã hội- lich sử được mã hóa trong đồ vật và trong các quan hệ xã hội,chuyển chúng thành kinh nghiệm riêng của mình.Tức là chủ thể phải tiến hành quá trình chuyển vào trong hay còn gọi là quá trình nhập tâm. -Quá trình chuyển vào trong là quá trình chuyển các hành động từ các hình thức bên ngoài vào trong và biến thành hành động tâm lí.Đó là quá trình biến hành động từ cấu trúc vật lí thành cấu trúc tâm lí của cá nhân. 2.Các quy luật phát triển tâm lí cá nhân *Sự phát triển tâm lí của cá nhân diễn ra theo một trình tự nhất định,không nhảy cóc,không đốt cháy giai đoạn -Sự phát triển và trưởng thành của cơ thể từ lúc bắt đầu là một hợp tử cho đến khi về già trải qua tuần tự các giai đoạn:thai nhi,tuổi thơ,dậy thì,trưởng thành,ổn định,suy giảm,già yếu và chết.Thời gian,cường độ và tốc độ phát triển các giai đoạn của mỗi cá nhân có thể khác nhau,nhưng mội cá nhân phát triển bình thường đều phải trải qua các giai đoạn đó theo một trật tự hằng định,không đốt cháy không nhảy cóc,không bỏ qua giai đoạn trước để có giai đoạn sau.Sự hình thành và phát triển các cấu trúc tâm lí của cá nhân cũng diễn ra theo quy luật hằng định như vậy.
-Ngày nay,tốc độ phát triển diễn ra nhanh hơn,xã hội thay đổi,nên các giai đoạn hình thành phát triển của trẻ cũng được rút ngắn hơn,hiện đại hơn,nhưng trật tự phát triển của trẻ em vẫn không thay đổi.Vì vậy,trong giáo dục tránh tình trạng bắt ép trẻ em phát triển sớm hơn so với khả năng và điều kiện của mình,biến trẻ em thành những “ông, bà cụ non”. Vd:Từ 1-5 tuổi thuận lợi cho việc phát triển ngôn ngữ Cấp 1:Hình thành kĩ xảo vận động Từ 15-20 tuổi:Hình thành tư duy toán học ->Ứng dụng:Nội dung,phương pháp,cách thức dạy ở mỗi học sinh,ở mỗi giai đoạn khác nhau cho phù hợp.
- Sự phát triển tâm lí cá nhân diễn ra không đều.Điều này thể hiện ở các khía cạnh khác nhau : -Sự phát triển cả thể chất và tâm lí diễn ra với tốc độ không đều qua các giai đoạn phát triển từ sơ sinh đé trưởng thành.Xu hướng chung là chậm dần từ sơ sinh đến khi trưởng thành,nhưng trong suốt quá trình đó có những giai đoạn phát triển rất nhanh,có giai đoạn chậm lại,để rồi vượt lên ở giai đoạn sau. -Có sự không đồng đều về thời điểm hình thành,tốc độ,mức độ phát triển cấu trúc tâm lí trong quá trình phát triển ở mỗi cá nhân.Chẳng hạn,thông thường trẻ em phát triển nhận thức trước và nhanh hơn so với phát triển ngôn ngữ;ý thức về các sự vật bên ngoài trước khi xuất hiện ý thức về bản thân… -Có sự không đồng đều giữa các cá nhân trong quá trình phát triển cả về tốc độ và mức độ.Khi mới sinh ra và lớn lên,mỗi cá nhân có cấu trúc cơ thể riêng(về hệ thần kinh,các giác quan và các cơ quan khác của cơ thể),đồng thời được nuôi dưỡng,được hoạt động trong những môi trường riêng(gia đình,nhóm bạn,nhà trường…).Sự khác biệt đó tạo ra ở mỗi cá nhân tiềm năng,điều kiện,môi trường phát triển của riêng mình,không giống người khác.Vì vậy,giữa các cá nhân có sự khác biệt và đồng đều về cả mức độ và tốc độ phát triển.Điều này đặt ra vấn đề là giáo dục trẻ em không chỉ quan tâm và tôn trọng sự khác biệt cá nhân trong quá trình phát triển của các em mà còn cần phải tạo điều kiện thuận lợi để mỗi cá nhân phát huy đến mức tối đa mọi so với chính bản thân mình.
- Sự phát triển tâm lí cá nhân diễn ra tiệm tiến nhảy vọt -Theo nhà tâm lí học J.Piaget,sự hình thành và phát triển các cấu trúc tâm lí diễn ra theo cách tăng dần về số lượng(tăng trưởng)và đột biến(phát triển,biến đổi về chất) -Các nghiên cứu của S.Freud và E.Erikson đã phát hiện sự phát triển các cấu trúc nhân cách của trẻ em diễn ra bằng cách tăng dần các mối quan hệ với người
của cá nhân trong quá trình phát triển.Việc phát hiện quy luật về tính mềm dẻo và bù trừ trong quá trình phát triển tâm lí đã vạch ra cơ sở khoa học cho việc điều chỉnh sự lệch lạc và khắc phục sự chậm trễ,hẫng hụt tâm lí của cá nhân do tác động từ phía chủ thể và từ phía môi trường,đem lại sự cân bằng và phát triển bình thường cho cá nhân. Câu 3 : ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CỦA THIẾU NIÊN:
- Với người lớn : Tính chủ thể cao và khát vọng độc lập: nhu cầu được tôn trọng, bình đẳng và được đối xử như người lớn; không thích sự can thiệp, giám sát chặt chẽ của người lớn…Nếu các nhu cầu được thoả mãn, thiếu niên hài lòng, sung sướng, ngược lại sẽ sinh ra phản ứng tiêu cực. Mâu thuẫn: xuất hiện giữa nhu cầu và nhận thức. Một mặt thiếu niên muốn thoát li sự giám sát của người lớn, mặt khác lại mong muốn được người lớn gần gũi, chia sẻ và định hướng. Cường điệu hoá, “bi kịch hoá” các tác động của người lớn: thiến niên dễ thổi phòng, suy diễn quá mức những tác động ảnh hưởng đến danh dự, lòng tự trọng của mình nhưng cũng dễ bỏ qua những hành vi của mình ( hay của người khác) có thể gây hậu quả tiêu cực.
- Với bạn cùng tuổi : Nhu cầu giao tiếp phát triển mạnh và cấp thiết: khao khát tìm một vị trí ở bạn bè, tập thể, mong muốn được bạn bè công nhận. Độc lập và bình đẳng: muốn được đối xử ngang hang và bình đẳng, nếu vi phạm sẽ bị lên án, tẩy chay… Yêu cầu cao và máy móc: tình bạn tuổi thiếu niên xây dựng trên cơ sở các chuẩn mực tình bạn cao và chặt chẽ, cơ bản phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội. Tuy nhiên thiếu niên dễ cường điệu hoá và tuyệt đối hoá những yêu cầu đối với bạn bè. Sắc thái giới tính: xuất hiện những rung động, cảm giác lạ với bạn khác giới. Cơ bản thiếu niên thể hiện tình cảm hồn nhiên, trong sang, kín đáo, muốn quan tâm và thu hút được đối phương.
NGƯỜI LỚN CẦN LÀM GÌ TRONG GIAO TIẾP VỚI THIẾU NIÊN?
Tôn trọng cảm xúc Không cố gắng kiểm soát quá mức Lắng nghe và đồng cảm Không để bản thân cuốn theo cảm xúc nhất thời của thiếu niên Không đánh đồng, bình phẩm kiểu gán ghép những hành vi sai của thiếu niên VÍ DỤ: Khi phát hiện con trẻ có tình cảm đặc biệt với bạn khác giới, người lớn, đặc biệt là cha mẹ không nên ngay lập tức phản đối, ép con dừng ngay việc thể hiện cảm xúc thậm chí là không được suy nghĩ gì về vấn đề nay. Cha mẹ không nên phán xét tình cảm của con là độc hại vì đa phần ở tuổi này, các con chưa có suy nghĩ về những ảnh hưởng hay sai lầm có thể mắc phải khi có tình cảm với bạn khác giới.Diều cần làm là lắng nghe con chia sẻ, nói chuyện nghiêm túc và có tính định hướng để tránh những phản ứng tiêu cực của con.
Câu 4 : Sự hình thành lý tưởng sống và kế hoạch đường đời của HS THPT
(Trình bày và nêu ý nghĩa đối với việc giáo dục lứa tuổi này) – Chương 2 (Sự phát triển tâm lý cá nhân) Giải : *Sự hình thành lí tưởng sống và kế hoạch đường đời của HS THPT (lứa tuổi đầu thanh niên):
- Lí tưởng sống ( LTS ) của thanh niên mới lớn (hay ở tuổi đầu thanh niên):
- Ở tuổi đầu thanh niên: lí tưởng sống được hình thành và phát triển mạnh; “ hình mẫu người lí tưởng ” không còn gắn liền với các cá nhân cụ thể mà có tính khái quát cao về phẩm chất tâm lí, nhân cách điển hình của nhiều cá nhân khác được thanh niên quý trọng và ngưỡng mộ noi theo.
- LTS đã có sự phân hóa: lí tưởng nghề & lí tưởng đạo đức cao cả, được thể hiện qua mục đích sống, sự say mê với công việc học tập, nghiên cứu & lao động nghề nghiệp; qua nguyện vọng được tham gia các hoạt động mang lại giá trị xã hội lớn lao, được cống hiến sức trẻ của mình, ngay cả trong trường hợp nguy hiểm đến tính mạng bản thân.
- Sự khác nhau rõ về giới giữa lí tưởng nam và nữ thanh niên. (Nữ thanh niên thường với LTS về nghề ngiệp, đạo đức XH mang tính nữ, không bộc lộ rõ mạnh như nam)
o Về PD sinh học, HĐ là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ bắp của con người tác động vào hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình o Về PD Tâm LH, HĐ là mqh tác động qua lại giữa con người và TG( khách thể ) để tạo ra sản phẩm cả về phía TG, cả về phía con người( chủ thể ). Vai trò: o Là nhân tố trực tiếp quyết định sư hình thành và phát triển cá nhân qua 2 quá trình đối tượng hóa & chủ thể hóa o Qua hoạt động: Con người lĩnh hội các kinh nghiệm LS-XH để hình thành nhân cách. Con người xuất tâm “lực lượng bản chất’’ vào XH “tạo nên sự đại diện nhân cách của mình’’ ở người khác trong XH o Tuy nhiên, không phải bất cứ hoạt động nào cũng mang vai trò tích cực, HĐ phải được tổ chức khoa học, nội dung phải phong phú, lôi cuốn cá nhân tham gia. Giao tiếp: o Là sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau. o Vai trò: Là điều kiện tồn tại và là một nhân tố phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách. Là con đường hình thành nhân cách con người. Bằng giao tiếp, con người gia nhập các quan hệ xã hội, lĩnh hội văn hóa, chuẩn mực XH để hình thành bản chất con người Là hình thức đặc trưng cho mqh người – người, là nhân tố cơ bản của việc hình thành và phát triển tâm lí, ý thức, nhân cách. Câu 6 : Hoạt động học (Định nghĩa, đặc điểm của hoạt động học)
- Khái niệm hoạt động học : Hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử xã hội, nhằm thỏa mãn nhu cầu học, qua đó phát triển bản thân người học.
- Đặc điểm của hoạt động học : Đối tượng của hoạt động học là toàn bộ kinh nghiệm lịch sử- xã hội đã được hình thành và tích lũy tri thức qua các thế hệ. Học tập là quá trình
biến những kinh nghiệm của xã hội (những tri thức,kỹ năng, kỹ xảo tương ứng và các giá trị v.v) thành kinh nghiệm của cá nhân. Mục đích của hoạt động học: hướng đến làm thay đổi chính bản thân mình. Cơ chế của hoạt động học : là bằng hệ thống việc làm của mình, người học tương tác với đối tượng học, sử dụng các thao tác thực tiễn và trí tuệ để cấu trúc lại đối tượng bên ngoài và chuyển vào trong đầu, hình thành và phát triển các cấu trúc tâm lí, qua đó phát triển bản thân. Hoạt động học không chỉ hướng vào việc tiếp thu những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới mà còn tiếp thu được cả phương thức giành tri thức đó (cách học). Hoạt động học là hoạt động chủ đạo của học sinh. Câu 7 : Cảm giác? 1.ĐỊNH NGHĨA Cảm giác là mức khởi đầu của một hành động cá nhân, là tiếp xúc ban đầu của từng giác quan đến đối tượng. Cảm giác là một quá trình nhận thức phản ánh một cách riêng lẻ, từng thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của con người.
2. CÁC QUY LUẬT Quy luật ngưỡng cảm giác : Ngưỡng cảm giac là giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác. Cảm giác có hai ngưỡng: + Ngưỡng cảm giác phía trên: cường độ kích thích tối đa mà ở đó còn gây được cảm giác. + Ngưỡng cảm giác phía dưới: cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây ra cảm giác. + Ngưỡng sai biệt: những kích thích phải có tỉ lệ chênh lệch tối thiểu về cường độ hay tính chất. Quy luật thích ứng cảm giác: Cường độ kích thích tăng thì độ nhạy cảm giảm. Cường độ kích thích giảm thì độ nhạy cảm tăng. Quy luật về sự tác động qua lại giữa các cảm giác: + Các cảm giác con người không tồn tại một cách riêng biệt, tách rời mà luôn tác động qua lại lẫn nhau, diễn ra theo quy luật.
Ứng dụng:+Khi cần xác định đó là đối tượng gì phản ánh bản chất bên trong của đối tượng. +Nếu chỉ dựa trên những hình ảnh về đặc điểm mà sự vật hiện tượng đem lại thông qua các giác quan khó có thể đem lại tri giác một cách đầy đủ trọn vẹn. +Ngược lại,chỉ dựa trên hiểu biết vốn kinh nghiệm của bản thân mà vội vàng đưa ra kết luận rất dễ dàng mắc sai lầm thiếu chính xác trong quyết định. +Xác định rõ tri giác mà mình hướng tới Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác: -Những hình ảnh của tri giác mà con người thu được luôn luôn có một ý nghĩa xác định. -Khi tri giác một sự vật hiện tượng nào đó ta gọi tên được sự vật hiện tượng đó trong đầu và sắp xếp sự vật hiện tượng đó vào một nhóm,một lớp các sự vật hiện tượng nhất định. -Ngay cả tri giác sự vật không quen thuộc,chúng ta cũng cố thu nhận trong nó một sự giống nhau nào đó với những đối tượng mà mình đã biết,xếp nó vào một nhóm phạm trù nào đó. Ứng dụng:Phải đảm bảo tri giác những tài liệu cảm tính và dung ngôn ngữ để chuyển đạt đầy đủ và chính xác.Cung cấp chính xác,đầy đủ thông tin,cơ sở dữ liệu khoa học về sự vật,hiện tượng để học sinh tri giác một cách hiệu quả.Hướng dẫn học sinh sắp xếp chúng vào các nhóm các loại hình ảnh tri giác cùng loại đã có. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác: -Có liên hệ chặt chẽ với tính trọn vẹn -Do hứng thú,trạng thái tâm sinh lí cũng ảnh hưởng tới tri giác -Phụ thuộc vào hai yếu tố khách quan,chủ quan -Chủ quan:hứng thú,nhu cầu,tâm thế. Khách quan;đặc điểm của vật kích thích,ngôn ngữ của người khác,đặc điểm của hoàn cảnh tri giác Ứng dụng:Trang trí,bố cục.Trong giản dạy các thầy cô thường dùng bài giản kết hợp với tài liệu trực quan sinh động,yêu cầu học sinh làm các bài tập điển hình,nhấn mạnh những phần quan trọng giúp các học sinh tiếp thu bài. Quy luật về tính ổn định của tri giác -Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh sự vật hiện tượng một cách không thay đổi khi điều kiện tri giác thay đổi.
-Tính ổn định của tri giác được hình thành trong hoạt động với đồ vật và là một điều kiện cần thiết của đời sống con người.Tính ổn định của tri giác do kinh nghiệm mà có. -Tính ổn định của tri giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố,do cấu trúc của sự vật hiện tượng tương đối ổn định trong một thời gian,thời điểm nhất định,mặt khác do cơ chế tự điều chỉnh của hệ thần kinh cũng như vốn kinh nghiệm về đối tượng.Là điều kiện cần thiết của hoạt động thực tiễn của con người. Ứng dụng:Trong quá trình dạy học giáo viên cần truyền đạt kiến thức một cách chính xác và khoa học để học sinh có thể nắm vững kiến thức mà không bị bối rối khi tiếp thu cái mới. Quy luật tổng giác: -Ngoài bản thân những kích thích gây ra nó,tri giác của con người còn bị quy định bởi một loạt các nhân tố nằm trong bản thân chủ thể tri giác(thái độ,nhu cầu,hứng thú,sở thích,tình cảm mục đích động cơ,..) -Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung của con người,vào đặc điểm nhân cách của họ gọi là tổng giác.Điều này chứng tỏ ta có thể điều khiển được tri giác. Ứng dụng:Trong dạy học và giáo dục cần phải tính đến kinh nghiệm và hiểu biết của học sinh cũng như xu hướng,hứng thú cảu các em đồng thời với việc cung cấp tri thức,kinh nghiệm giáo dục niềm tin,nhu cầu cho các em tri giác thực hiện thực tinh tế,nhạy bén hơn. Câu 9 : TƯ DUY Khái niệm : Tư duy là hoạt động tâm lý của chủ thể là quá trình chủ thể tiến hành các thao tác trí óc như phân tích tổng hợp So sánh, trừu tượng hóa khái quát hóa để xử lý các hình ảnh các biểu tượng hay các khái niệm đã có về đối tượng làm sáng tỏ bản chất mối quan hệ phổ biến càng qui luật vận động của đối tượng. Các thao tác tư duy : Phân tích: là quá trình chủ đề tư duy dùng trí óc để phân chia đối tượng nhận thức thành các bộ phận các thuộc tính, các thành phần khác nhau để nhận thức đối tượng sâu sắc hơn Tổng hợp: là thao tác dùng trí óc để hợp nhất các thành phần đã được phân tách thành một chỉnh thể để giúp ta nhận thức đối tượng khái quát hơn
chỉ được ghép lại với nhau theo quy luật xác định. (VD: 1 cành cam có thể ghép vào 1 cây bưởi, 1 cây hoa hồng có thể ghép vào nhiều loại hoa hồng khác nhau)
- Liên hợp: Phương pháp này có điểm giống với phương pháp chắp ghép là tạo ra hình ảnh mới bằng cách liên hợp nhiều sự vật, hiện tượng với nhau, nhưng khác nhau ở chỗ khi tham gia vào hình ảnh mới thì các yếu tô ban đầu đều bị cải biến đi và sắp xệp lại trong những mối tương quan mới. Cách tưởng tượng này là sự tổng hợp mang tính sáng tạo rõ rệt.(trong văn học nghệ thuật, chế tạo máy móc) (VD: xe điện bánh hơi, xe tăng lôi nước)
- Điển hình hóa: Đây là cách sáng tạo hình ảnh mới phức tập nhất, trong đó những thuộc tính điển hình, những đặc điểm điển hình của nhân cách như là đại diện của một giai cấp, một nhóm xã hội được biểu hiện trong hình ảnh mới này (nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật). Phương pháp điển hình hóa là sự tổng hợp sáng tạo mang tính chất khái quát những thuộc tính và đặc điểm điển hình của nhân cách) (VD: Nhân vật Chí Phèo điển hình cho người nông dân phong kiến VN)
- Loại suy (tương tự): Đây là cách sáng tạo hình ảnh mới trên cơ sở mổ phỏng, bắt chước những chi tiết, những bộ phận, sự vật có thật. (VD: Từ đôi bàn tay con người tạo ra cái kìm, cái búa, cái cào) Câu 11 : Sự quên( ĐN & trình bày cách chống quên ) ĐN: Là không tái hiện được hoặc tái hiện không đầy đủ những nội dung đã ghi nhớ trước đây vào thời điểm nhất định Cách chống quên: o Ghi nhớ tốt: Tập chung chú ý khi ghi nhớ Lựa chọn và phối hợp nhiều cách ghi nhớ Phối hợp nhiều giác quan để ghi nhớ Vận dụng ký hiệu làm phương tiện ghi nhớ o Giữ gìn tốt( ôn tập tốt ) Ôn tập bằng cách tái hiện lại nhiều lần Ôn tập ngay không để lâu Ôn tập xen kẽ các môn học Ôn tập cách quãng, tránh ôn liên tục Thay đổi linh hoạt hình thức và pp ôn tập o Hồi tưởng kiến thức đã quên Kiên trì, cố gắng hồi tưởng Đối chiếu, so sánh hồi ức liên quan Sử dụng liên tưởng để dễ nhớ cái đã quên
Câu 12 : Động cơ học tập (Định nghĩa, Biện pháp cơ bản kích thích động cơ học tập, cho ví dụ minh họa)
- Khái niệm động cơ học tập Động cơ học tập
- Là những nhân tố kích thích, thúc đẩy tính tích cực, hứng thú học tập liên tục của người học nhằm đạt kết quả về nhận thức, phát triển nhân cách và hướng tới mục đích học tập đã đề ra.
- Là hợp kim giữa động lực tâm lý (nhu cầu học) >>> chủ quan và sự hấp dẫn, lôi cuốn của đối tượng >>> khách quan. 2) Biện pháp cơ bản kích thích động cơ học tập Duy trì và phát triển nguồn bên trong
- Xây dựng niềm tin và kì vọng tích cực.
- Chỉ ra giá trị của việc học.
- Hoàn thiện các yêu cầu của việc học : cơ sở vật chất, nội dung dạy học, bài tập thực tiễn.
- Giúp học sinh tập trung vào bài tập Kích thích từ bên ngoài
- Khen thưởng
- Củng cố và trách phạt Câu 13 : Quản lí lớp học? 1.ĐỊNH NGHĨA Quản lí lớp học là các hoạt động tổ chức và quản lí tập thể học sinh trong giờ học quản lí hành vi cá nhân của học sinh. Các hoạt động bao hàm của cả giáo viên và học sinh ( tự tổ chức và quản lí) nhằm năng cao hiệu quả học tập rèn luyện và phát triển tập thể lớp cũng như cá nhân học sinh. **2. PHÂN TÍCH ND CỦA QUẢN LÍ HỌC TẬP
- Tổ chức và quản lí hs trong quá trình diễn ra hoạt động học tập, rèn luyện và các hoạt động tập thể khác +** Tổ chức và quản lí, duy trì nội dung kỉ luật, nguyên tắc và quy trình học tập của tập thể và cá nhân trong giờ học.
- Quản lí hành vi của tập thể và cá nhân diễn ra trong học tập
- Quản lí các mqh giữa cá nhân và quan hệ giữa các nhóm xã hội trong tập thể học sinh và quan hệ giữa HS với GV
dự kiến được việc giáo dục, hình thành nhân cách theo hướng nào, những nét nhân cách nào cần củng cố, phát triển, thay đổi. Nhân cách có tính ổn định nhưng không phải là bất biến, không thể thay đổi. Đây là cơ sở của quá trình giáo dục lại để điều chỉnh những nét nhân cách không phù hợp.
- Tính thống nhất: Nhân cách có tính thống nhất vì nhân cách bao gồm nhiều đặc điểm, nhiều phẩm chất, chúng có sự tương tác lẫn nhau làm thành một cấu trúc nhất định. Tính thống nhất của nhân cách được thể hiện ở chỗ nhân cách là một chỉnh thể thống nhất giữa phẩm chất và năng lực, giữa đức và tài của con người. Trong nhân cách có sự thống nhất hài hòa giữa ba cấp độ: cá nhân, liên cá nhân và siêu cá nhân.
- Tính tích cực: Nhân cách là chủ thể của hoạt động và giao tiếp, là sản phẩm của xã hội vì thế nhân cách mang tính tích cực. Tính tích cực của nhân cách được biểu hiện trong quá trình thỏa mãn các nhu cầu của cá nhân hay nói cách khác một cá nhân được thừa nhận là một nhân cách khi nào anh ta tích cực hoạt động với những hình thức đa dạng của nó, nhờ vào việc nhận thức, cải tạo, sáng tạo ra thế giới và đồng thời cải tạo cả chính bản thân mình. Giá trị đích thực của nhân cách, chức năng xã hội và cốt cách làm người của cá nhân thể hiện rõ nét ở tính tích cực của nhân cách.
- Tính giao lưu: Nhân cách chỉ có thể hình thành phát triển, tồn tại và thể hiện trong hoạt động và trong mối quan hệ giao tiếp với những nhân cách khác. Nhu cầu giao tiếp là một nhu cầu bẩm sinh của con người, con người sinh ra và lớn lên luôn có nhu cầu quan hệ và giao tiếp với người khác, với xã hội. Thông qua giao tiếp, con người gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị xã hội. Đồng thời cũng qua giao tiếp mà con người được đánh giá, được nhìn nhận theo quan hệ xã hội. Qua giao tiếp, con người đóng góp các giá trị phẩm chất nhân cách của mình cho người khác, cho xã hội. Đặc điểm này là cơ sở của nguyên tắc giáo dục trong tập thể và bằng tập thể.
- Ý nghĩa của nhân cách trong giáo dục học sinh:
- Giúp điều chỉnh những nét nhân cách không phù hợp.
- Trong hoạt động giáo dục, khi thấy một học sinh có nét nhân cách nào tiêu cực thì cần phải tác động không chỉ trực tiếp vào nét nhân cách đó mà là vào toàn bộ nhân cách nói chung của học sinh ấy. Khi đánh giá một nét nhân cách nào đó ta cần phải xem xét nó trong sự kết hợp, trong mối liên hệ với những nét nhân cách khác của học sinh đó.
- Khơi dậy tính tích cực hoạt động của học sinh trên cơ sở nắm bắt được nguồn gốc của tính tích cực là nhu cầu, từ đó giáo dục học sinh có những nhu cầu cao cả và chính đáng.
- Có thể tổ chức các loại hình hoạt động và giao lưu cho học sinh tham gia, tạo điều kiện để có sự tác động qua lại trong mối quan hệ liên nhân cách của các em. Câu 15 : HÀNH VI ĐẠO ĐỨC: Khái niệm : hành vi đạo đức là một hành động tự giác được thúc đẩy bởi một động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức. Đặc điểm : Tính tự giác: chủ thể hành động ý thức đầy đủ về mục đích ý nghĩa của hành vi. Tính có ích: hành vi vô bổ không đem lại lợi ích của người khác hoặc xã hội thì không thể coi là hành vi đạo đức. Tính không vụ lợi: hành vi có mục đích vì lợi ích chung của tập thể cộng đồng xã hội. Ví dụ: Câu 15: Bản chất của hoạt động hỗ trợ tâm lý trong nhà trường , nguyên tắc đạo đức trong hỗ trợ tâm lý trong nhà trưởng (Trình bày và cho ví dụ minh họa) – Chương 8
- Bản chất của hoạt động HTTL trong nhà trường :
- Hoạt động HTTL trong nhà trường được coi là nhiệm vụ cơ bản của Tâm lí học trường học (TLHTH tập trung vào ứng dụng tâm lí học & GD học nhằm giúp trẻ em và thanh thiếu niên đang hưởng thụ GD có được điều kiện & cơ hội học tập cũng như phát triển bản thân tốt tới mức có thể)
- Hoạt động HTTL trong nhà trường là hoạt động hướng vào tất cả các HS, nhằm đảm bảo sức khỏe tâm lí ổn định cho mỗi em, trên cơ sở đó tạo điều kiện tốt nhất cho các em tham gia học tập, rèn luyện và phát triển nhân cách.