Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Tiểu luận Wto- HIệp định thương mại đâ song phương, Exercises of Private law

index, subject, year, course, author, professor

Typology: Exercises

2009/2010

Uploaded on 11/15/2024

diep-nguyen-21
diep-nguyen-21 🇺🇸

2 documents

1 / 11

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
LỜI MỞ ĐẦU
"Hiệp định CPTPP (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-
Pacific Partnership)là một thỏa thuận thương mại quan trọng, ký kết bởi 11
quốc gia thành viên, bao gồm cảViệt NamvàVương quốc Anh. Đây là một
bước quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu
tư giữa hai quốc gia.
Vương quốc Anhđã đệ đơn gia nhập CPTPP vào đầu năm 2021, và sau quá
trình thương thảo, vào ngày 16/7/2023, họ chính thức ký thỏa thuận gia nhập.
Điều này mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp và tạo động lực cho quan hệ kinh
tế giữa hai bên.
Nghiên cứu này cung cấp cái nhìn sâu sắc có liên quan về ngành dệt may Việt
Nam và khả năng cạnh tranh xuất khẩu của ngành này, đặc biệt là sang Vương
Quốc Anh. Các nghiên cứu sau này nên tập trung vào dữ liệu và đưa ra nhiều so
sánh hơn với các quốc gia khác. Hạn chế của nghiên cứu là thiếu ý kiến chuyên
môn về chủ đề này vì nghiên cứu được thực hiện hoàn toàn bằng dữ liệu thứ
cấp, với những khác biệt nhỏ trong các báo cáo từ các tổ chức khác nhau.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và tăng cường hợp tác thương mại, việc nghiên cứu
về tác động của CPTPP đối với Việt Nam và Vương quốc Anh là cần thiết để
hiểu rõ hơn về lợi ích và thách thức của thỏa thuận này. Trong tiểu luận này,
chúng ta sẽ phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp phù hợp để tận dụng cơ hội
từ Hiệp định này.
1
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa

Partial preview of the text

Download Tiểu luận Wto- HIệp định thương mại đâ song phương and more Exercises Private law in PDF only on Docsity!

LỜI MỞ ĐẦU

"Hiệp định CPTPP (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans- Pacific Partnership) là một thỏa thuận thương mại quan trọng, ký kết bởi 11 quốc gia thành viên, bao gồm cả Việt NamVương quốc Anh. Đây là một bước quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai quốc gia. Vương quốc Anh đã đệ đơn gia nhập CPTPP vào đầu năm 2021, và sau quá trình thương thảo, vào ngày 16/7/2023, họ chính thức ký thỏa thuận gia nhập. Điều này mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp và tạo động lực cho quan hệ kinh tế giữa hai bên. Nghiên cứu này cung cấp cái nhìn sâu sắc có liên quan về ngành dệt may Việt Nam và khả năng cạnh tranh xuất khẩu của ngành này, đặc biệt là sang Vương Quốc Anh. Các nghiên cứu sau này nên tập trung vào dữ liệu và đưa ra nhiều so sánh hơn với các quốc gia khác. Hạn chế của nghiên cứu là thiếu ý kiến chuyên môn về chủ đề này vì nghiên cứu được thực hiện hoàn toàn bằng dữ liệu thứ cấp, với những khác biệt nhỏ trong các báo cáo từ các tổ chức khác nhau. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và tăng cường hợp tác thương mại, việc nghiên cứu về tác động của CPTPP đối với Việt Nam và Vương quốc Anh là cần thiết để hiểu rõ hơn về lợi ích và thách thức của thỏa thuận này. Trong tiểu luận này, chúng ta sẽ phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp phù hợp để tận dụng cơ hội từ Hiệp định này.

MỤC LỤC

  • LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................
  • MỤC LỤC............................................................................................................
  • PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................
    • 1.Đặt vấn đề nghiên cứu đề tài.......................................................................
  • PHẦN THÂN: PHÂN TÍCH VÀ LẬP LUẬN...................................................
      1. Tổng quan về hiệp định CPTPP.................................................................
      • 2.1Hiệp định CPTPP...................................................................................
      • 2.2 Quá trình hình thành Hiệp định với Vương Quốc Anh.....................
      • 2.3 Nội dung chính của Hiệp định..............................................................
      • 2.4. Lưu ý đối với ngành dệt may...............................................................
      1. Tình hình xuất khẩu thực tế của Việt Nam sang Vương Quốc Anh.......
      • 3.1. Cơ hội cho mặt hàng dệt may Việt Nam tiếp cận thị trường Anh.
      • 3.2. Xuất khẩu của Việt Nam sang Vương Quốc Anh..............................
    • Vương............................................................................................................... 4. Khó khăn và giải pháp cho xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam sang
      • 4.1. Khó khăn thách thức cho Việt Nam....................................................
      • Vương Quốc Anh......................................................................................... 4.2. Giải pháp, hướng đi cho xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam sang
  • PHẦN KẾT LUẬN..............................................................................................

Hiệp định này, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/5/2021, sẽ tạo khuôn khổ hợp tác kinh tế - thương mại toàn diện, lâu dài, ổn định giữa Việt Nam và Anh.

  • Từ 16/7/2023, Anh chính thức ký thỏa thuận gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đánh giá về việc tham gia của Anh trong CPTPP, ông Tạ Hoàng Linh cho rằng, điều này sẽ mở ra cơ hội cho doanh nghiệp hai nước tận dụng ưu đãi từ hiệp định trong thời gian tới. 2.2. Nội dung chính của Hiệp định
  • Về cơ bản, Hiệp định CPTPP giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP (gồm 30 chương và 9 phụ lục) nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong bối cảnh Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP.
  • Các nước CPTPP cam kết xóa bỏ hoàn toàn từ 97% đến 100% số dòng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam, tùy theo cam kết của từng nước. Gần như toàn bộ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào các nước CPTPP khác sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu hoàn toàn ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc theo lộ trình
  • Vương Quốc Anh luôn đứng trong danh sách 5 thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới, cùng các cam kết của CPTPP, hoạt động trao đổi thương mại, đầu tư hai nước sẽ ngày càng phát triển trong thời gian tới. Đặc biệt, đây là cơ hội cho hàng xuất khẩu của Việt Nam tiếp cận thị trường Anh và ưu đãi cho nhóm hàng hóa của Anh tại Việt Nam nhờ xung lực kép giữa UKVFTA và EVFTA, tăng thêm dư địa trong lĩnh vực đầu tư tại địa bàn của hai nước. 2.4. Lưu ý đối với ngành dệt may Khác với các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, Hiệp định CPTPP có chương riêng về dệt may. Ngoài việc áp dụng quy định chung như các hàng hóa khác, hàng dệt may có những quy định riêng mang tính đặc thù. Nội dung cam kết về dệt may bao gồm:
  • Các quy tắc xuất xứ cụ thể yêu cầu việc sử dụng sợi và vải từ khu vực CPTPP nhằm mục đích thúc đẩy việc thiết lập các chuỗi cung ứng và đầu tư trong khu vực để tăng giá trị của hàng dệt may được sản xuất trong khối.
  • Quy định linh hoạt về cơ chế “nguồn cung thiếu hụt” cho phép việc sử dụng một số loại sợi và vải nhất định không có sẵn trong khu vực.
  • Các cam kết về hợp tác và thực thi hải quan nhằm ngăn chặn việc trốn thuế, buôn lậu và gian lận thương mại.
  • Cơ chế tự vệ đặc biệt đối với hàng dệt may để đối phó với thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ bị thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước trong trường hợp có sự gia tăng đột biến về nhập khẩu (khác với cơ chế tự vệ chung của Hiệp định).

3. Tình hình xuất khẩu thực tế của Việt Nam sang Vương Quốc Anh

  • Sự kiện ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Vương Quốc Anh (UKVFTA) vào ngày 29/12/2020 vừa qua tại Luân-Đôn và Hiệp định có hiệu lực chính thức vào 23h ngày 31/12/2020 là một sự kiện lịch sử quan trong gần 50 năm kể từ khi Việt Nam và Vương quốc Anh thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1973, làm sâu sắc thêm mối Quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
  • Việc ký kết UKVFTA diễn ra trong bối cảnh Chính quyền Thủ tướng Boris Johnson đang thúc đẩy chiến lược chuyển trọng tâm hợp tác sang khu vực Ấn độ - Thái Bình Dương. Đặc biệt, đối với thời kỳ hậu Brexit, Hiệp định góp phần quan trọng giúp đảm bảo lợi ích và các điều khoản thương mại tốt nhất cho Vương quốc Anh
  • Hiệp định UKVFTA được đàm phán dựa trên nguyên tắc kế thừa các cam kết đã có trong EVFTA, với những điều chỉnh cần thiết để đảm bảo phù hợp với khuôn khổ thương mại song phương giữa Việt Nam và Anh, đồng thời bảo đảm cân bằng lợi ích của cả hai bên.
  • Đối với Việt Nam, ngoài việc đảm bảo thương mại song phương không bị gián đoạn sau khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp hậu Brexit, UKVFTA sẽ tạo khuôn khổ hợp tác kinh tế - thương mại toàn diện, lâu dài, ổn định giữa Việt Nam và UK, từ đó tạo động lực cho việc tăng cường và làm sâu sắc quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai bên, góp phần đa dạng hóa thị trường và sản phẩm xuất khẩu. Rõ ràng, với việc UKVFTA vừa được ký kết và đưa vào thực thi ngay vào thời điểm Brexit chính thức có hiệu lực (ngày 01/01/2021) có ý nghĩa rất quan trọng, đánh dấu một mốc thời điểm chín muồi để mối quan hệ Việt-Anh cất cánh. 3.1. Cơ hội cho mặt hàng dệt may Việt Nam tiếp cận thị trường Anh
  • Với nền tảng là những cam kết tiến bộ, tiêu chuẩn cao, Hiệp định UKVFTA được kỳ vọng sẽ tiếp nối động lực, thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư của cả hai nước trong những năm tới. Đặc biệt, những cơ hội và lợi ích lớn nhất tạo ra từ Hiệp định phải kể đến là thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam, qua đó hứa hẹn nâng cao tỉ trọng hàng hóa từ Việt Nam vào thị trường Anh, vốn chỉ chiếm chưa đầy 1% trong tổng trị giá nhập khẩu của quốc gia này.
  • Với ngành dệt may, vốn tổng lượng xuất khẩu vào Anh mới chiếm 2,77% vào năm ngoái, với những cam kết mở cửa thị trường trong EVFTA và UKVFTA, hứa hẹn sẽ có sự gia tăng kim ngạch tại thị trường rộng lớn này. Bên cạnh đó, với những cam kết về cộng gộp đối với nguyên liệu vải từ EU, về lâu dài sẽ giúp các doanh nghiệp dệt may mở rộng nguồn cung nguyên liệu, tránh lệ thuộc vào một số thị trường nhất định.
  • Thách thức có thể kể đến là nút thắt cổ chai của ngành công nghiệp phụ trợ dệt may, cụ thể là khâu kéo sơi, dệt nhuộm vải. Đây là bài toán hóc búa đối với ngành Dệt May Việt Nam do hơn 85% doanh nghiệp dệt may tập trung vào khâu cắt và may quần áo, doanh nghiệp kéo sợi và dệt vải tại Việt Nam chiếm chưa đến 15% tổng số doanh nghiệp Dệt May, nguồn cung chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của các doanh nghiệp may. Thực tế, 90% vải để sản xuất là nhập khẩu từ Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, 80% sợi để sản xuất là nhập khẩu từ Mỹ, Tây Phi, Ấn Độ. Các quốc gia này đều không tham gia Hiệp định CPTPP, vì vậy nếu kéo dài tình hình như hiện nay thì doanh nghiệp Dệt May rất khó được hưởng lợi từ hiệp định. Tình trạng này là vấn đề nhức nhối của ngành Dệt May trong nhiều năm nay do doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn, về công nghệ cũng như nhân công kỹ thuật cao.
  • Bên cạnh đó các yêu cầu đảm bảo tuân thủ cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam. Tham gia CPTPP nghĩa là doanh nghiệp dệt may có nghĩa vụ lưu trữ hồ sơ, chứng từ nghiêm ngặt, cũng như khai báo, chứng minh xuất xứ. Các khách hàng có thể đi kiểm tra bất cứ lúc nào và doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần đảm bảo cung cấp đầy đủ hồ sơ cần thiết để được hưởng lợi từ Hiệp định.
  • Thách thức thứ ba là, làn sóng FDI vào Việt Nam để hưởng lợi ích là rất lớn. Bên cạnh lợi ích cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi được học hỏi công nghệ, quy trình quản lý hiện đại từ các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong nước sẽ chịu sức ép rất lớn từ sự cạnh tranh về quy mô sản xuất, giá thành, tuyển dụng lao động. Các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam đều là doanh nghiệp lớn, có vốn, kinh nghiệm và mô hình sẵn có, việc áp dụng vào Việt Nam với quy mô lớn, chuyên nghiệp là rất dễ dàng. Ngoài ra, doanh nghiệp FDI sẵn sàng trả lương cao hơn cho công nhân để thu hút lực lượng lao động có tay nghề tốt. 4.2. Giải pháp, hướng đi cho xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam sang Vương Quốc Anh
  • Thứ nhất, doanh nghiệp Dệt May cần nghiên cứu kỹ toàn văn Hiệp định, đặc biệt là những chương riêng biệt về quy tắc xuất xứ dệt may. Trong Hiệp định có quy định rất rõ về các dòng thuế được áp dụng, lộ trình cắt giảm thuế đối với từng quốc gia. Ngoài ra, doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần quan tâm đến danh mục “nguồn cung thiếu hụt”, đây có thể nói là cứu cánh cho doanh nghiệp Việt Nam khi nguồn cung vải, sợi trong nước còn yếu.
  • Thứ hai, doanh nghiệp cần có chiến lược cụ thể theo từng mặt hàng để có định hướng phát triển hợp lý. Với hàng trăm dòng thuế được giảm sau khi hiệp định có hiệu lực, doanh nghiệp cần xác định mặt hàng nào là mặt hàng ưu tiên cho doanh nghiệp mình. Có thể kể đến một số tiêu chí như sau. Một, tiêu chí giảm thuế là yếu tố then chốt, cần xác định rõ dòng thuế nào có tốc độ giảm thuế cao, phù hợp với năng lực sản xuất hiện có cũng như tiềm năng để phát triển.

Hai, dung lượng thị trường, cần tập trung vào các mặt hàng tại các thị trường có nhu cầu nhập khẩu dệt may lớn, thị phần dệt may của Việt Nam tại các thị trường đó còn khiêm tốn, là cơ hội để tiếp cận khách hàng.

  • Thứ ba, doanh nghiệp cần đẩy mạnh nâng cao năng lực sản xuất cốt lõi, năng lực quản trị doanh nghiệp, quản lý hồ sơ, chứng từ liên quan đến chứng minh xuất xứ.
  • Thứ tư, doanh nghiệp Dệt may Việt Nam cần chủ động trong công tác phát triển các thị trường mới thuộc Hiệp định CPTPP. Ngoại trừ Nhật Bản, các thị trường khác thuộc Hiệp định đều rất tiềm năng, thị phần dệt may của Việt Nam đều dưới 5%. Đặc biệt, thị trường Canada rất gần thị trường Mỹ, tiếp cận thị trường Canada có thể là tiềm năng để tiếp cận thị trường Mỹ được sâu rộng hơn, nâng cao thị phần tại thị trường rộng lớn này cũng như mở rộng thị phần tại Canada.
  • Để tìm cơ hội trong thách thức, ngành dệt may Việt Nam cần chủ động nguồn nguyên liệu xanh, tái chế, tăng dần tỷ trọng sợi tái chế trong sản phẩm vải cũng như sợi hữu cơ đối với các sản phẩm mới; đầu tư cái tạo nhà máy bằng việc lắp đặt điện mặt trời mái nhà, sử dụng nguyên liệu đốt trong lò hơi từ than sang điện. Cùng đó đầu tư công nghệ, kiểm soát nguyên liệu đến khâu thiết kế sản phẩm, phát triển sản phẩm và tổ chức sản xuất.
  • Theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, ngành dệt may thời gian tới cần phải giải quyết các vấn đề để bứt phá; bao gồm việc cơ cấu lại hoạt động; kiểm soát rủi ro dòng tiền, rủi ro lãi suất, tỷ giá...; chủ động tìm hiểu, tiếp cận các Chương trình, gói hỗ trợ (nhất là các gói hỗ trợ tài khóa, thuế - phí, tín dụng...); đa dạng hóa nguồn vốn, thị trường, đối tác, nguồn cung; chủ động sản xuất xanh, tiêu dùng xanh và kinh doanh tuần hoàn; thực thi chiến lược chuyển đổi số (gắn với bài toán đầu tư công nghệ, nhân sự số, dữ liệu và kiểm soát rủi ro...)
  • Để chuẩn bị cho giai đoạn thị trường phục hồi, các doanh nghiệp dệt may đang nỗ lực cắt giảm chi phí sản xuất, bằng mọi cách giữ chân lực lượng lao động. Việc này không chỉ chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng cho giai đoạn phục hồi đơn hàng mà còn để khẳng định tính ổn định của nền sản xuất trong nước như một yếu tố cạnh tranh với các quốc gia khác.
  • Định hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam là tiến dần lên các phương thức sản xuất mang lại giá trị gia tăng cao hơn. Xa hơn nữa, đến năm 2035, đóng góp chủ yếu vào giá trị xuất khẩu dệt may sẽ đến từ xuất khẩu các sản phẩm mang thương hiệu Việt.
  • Để thực hiện được quá trình chuyển đổi này, rất cần quyết tâm mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong sản xuất bền vững, xanh hóa và chuyển đổi số. Đưa công nghệ vào quy trình sản xuất và kinh doanh, doanh nghiệp đang thích nghi dần với những đơn hàng nhỏ, thời gian giao hàng ngắn, bắt buộc sử dụng nguyên liệu tái chế, v.v... Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất đã giúp các doanh nghiệp trong ngành dệt may giảm chi phí, nâng cao năng suất, tạo ra những sản phẩm chất lượng phù hợp với xu hướng.

PHẦN KẾT LUẬN

Ngành Dệt May Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ngành Dệt May Việt Nam đóng góp 10% giá trị sản xuất công nghiệp toàn quốc, tạo công ăn việc làm cho 2,7 triệu lao động, chiếm tỷ lệ 25% tổng số lao động trong ngành Công nghiệp, chiếm 5% tổng số lao động. Là một mũi nhọn của xuất khẩu Việt Nam, các doanh nghiệp Dệt May cần ngày một chủ động hơn, cần có chiến lược dài hạn để nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Việc Việt Nam tham gia Hiệp định CPTPP sẽ là cơ hội lớn cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam có cơ hội phát triển sâu và rộng, là bước chuyển mình cho ngành Dệt May ngày càng phát triển, từng bước chiếm thị phần của các ông lớn như Trung Quốc, Ấn Độ. Việc đầu tư máy móc thiết bị, con người ngành Dệt May để đáp ứng được yêu cầu của Hiệp định CPTPP sẽ là tiền đề cho ngành để tiếp tục nâng cao vị thế, sẵn sàng cho các Hiệp định thương mại tự do khác trong tương lai

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Hồ Tùng Dụng, Biểu thuế xuất khẩu - nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, 2016, Nhà xuất bản Thế giới.
  • Cao Thiểm, Chú giải chi tiết mã HS trong biểu thuế xuất khẩu
  • nhập khẩu 2016, 2016, Nhà xuất bản Lao động.
  • Vũ Anh Dũng, Chiến lược kinh doanh quốc tế: Thực tiễn Việt Nam, Châu Á và thế giới, 2012, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.
  • Hiệp Hội Dệt May Việt Nam, Bản tin kinh tế - Dệt May, 2017.
  • Website Hải quan Việt Nam: https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/SoLieuDinh Ky.aspx?Group=S%E1%BB%91%20li%E1%BB%87u%20th %E1%BB%91ng%20k%C3%AA
  • Website Trademap: https://www.trademap.org/Country_SelProduct_TS.aspx? nvpm=1||||||20912||2|1|1|1|2|1|2|1|
  • Website Tổng cục Thống kê Việt Nam: https://www.gso.gov.vn/default.aspx? tabid=629&ItemID=
  • Website Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư: http://fia.mpi.gov.vn/Home
  • https://diendandoanhnghiep.vn/thuc-day-quan-he-giua- doanh-nghiep-viet-nam-va-vuong-quoc-anh-di-vao-chieu-sau- 252554.html
  • https://goglobal.moit.gov.vn/vi/cptpp-dong-luc-thuc-day-quan- he-kinh-te-viet-nam-va-vuong-quoc-anh.html