Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Vai trò của thuế TTĐB, Assignments of Business Taxation and Tax Management

Vai trò của thuế TTĐB với cộng đồng

Typology: Assignments

2023/2024

Uploaded on 07/03/2025

khanh-linh-nhu
khanh-linh-nhu 🇻🇳

3 documents

1 / 56

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
1
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH
VAI TRÒ CỦA THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI HUY ĐỘNG
NGUỒN THU NGÂN SÁCH ĐỒNG THỜI PHÁT TRIỂN SỨC KHỎE
CỘNG ĐỒNG
HỌC PHẦN: QUẢN LÝ THUẾ
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Bùi Đỗ Vân
Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 4
Nguyễn Thị Kim Yến
11227083
Phạm Thị Ngọc Chiến
11221111
Nhữ Khánh Linh
11217707
Trần Đoàn Minh Trang
11226509
Lê Khánh Linh
11234385
Nguyễn Phạm Hạnh Nguyên
11234432
Nguyễn Minh Hà Vy
11226987
Phạm Gia Huy
11222815
Hà Nội - 2025
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c
pf2d
pf2e
pf2f
pf30
pf31
pf32
pf33
pf34
pf35
pf36
pf37
pf38

Partial preview of the text

Download Vai trò của thuế TTĐB and more Assignments Business Taxation and Tax Management in PDF only on Docsity!

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH

VAI TRÒ CỦA THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI HUY ĐỘNG

NGUỒN THU NGÂN SÁCH ĐỒNG THỜI PHÁT TRIỂN SỨC KHỎE

CỘNG ĐỒNG

HỌC PHẦN: QUẢN LÝ THUẾ

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Bùi Đỗ Vân Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 4 Nguyễn Thị Kim Yến 11227083 Phạm Thị Ngọc Chiến 11221111 Nhữ Khánh Linh 11217707 Trần Đoàn Minh Trang 11226509 Lê Khánh Linh 11234385 Nguyễn Phạm Hạnh Nguyên 11234432 Nguyễn Minh Hà Vy 11226987 Phạm Gia Huy 11222815 Hà Nội - 2025

MỤC LỤC

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT Ở

  • MỤC LỤC
  • DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
  • LỜI MỞ ĐẦU
  • NAM CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT Ở VIỆT
    • 1.1. Khái niệm
      • 1.1.1. Thuế tiêu thụ đặc biệt
      • 1.1.2. Đối tượng và căn cứ tính thuế
    • 1.2. Đặc điểm
    • 1.3 Vai trò của thuế TTĐB
      • 1.3.1. Tăng cường nguồn thu ngân sách Nhà nước:
      • 1.3.2. Phát triển sức khỏe cộng đồng:
      • 1.3.3. Các vai trò khác của thuế TTĐB:.....................................................
    • 1.4. Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
      • 1.4.1. Đối với thuốc lá
      • 1.4.2. Đối với rượu
      • 1.4.3. Đối với đồ uống có đường (ĐUCĐ)
  • VIỆT NAM VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ TTĐB Ở
    • 2.1. Thực trạng áp dụng Thuế TTĐB ở Việt Nam
      • 2.1.1. Về nguồn thu ngân sách
      • 2.1.2. Về thay đổi hành vi tiêu dùng và tác động đến sức khỏe cộng đồng
      • 2.1.3. Những tác động tích cực của thuế TTĐB
      • 2.1. 4 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
    • cao hiệu quả thực thi đối với thuế TTĐB ở VN 2.2. Kiến nghị hoàn thiện chính sách thuế TTĐB ở VN và giải pháp nâng
      • 2.2.1. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật
      • 2.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi
  • KẾT LUẬN
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài Thuế là khoản đóng góp mang tính bắt buộc theo quy định của pháp luật nhằm hình thành ngân sách nhà nước cũng như không hoàn trả trực tiếp của các cá nhân và tổ chức nhằm duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước, xã hội. Thuế đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, đảm bảo tài chính cho các hoạt động công. Đồng thời, thuế là công cụ điều tiết vĩ mô, định hướng phát triển kinh tế, ổn định thị trường và thúc đẩy công bằng xã hội thông qua phân phối thu nhập theo nguyên tắc công bằng dọc và ngang. Ngoài ra, thuế còn hỗ trợ kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo tuân thủ pháp luật và minh bạch trong nền kinh tế. Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là một công cụ chính sách tài khóa quan trọng, không chỉ đóng vai trò huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước mà còn định hướng hành vi tiêu dùng, góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển của nền kinh tế tri thức, các quốc gia ngày càng chú trọng sử dụng TTĐB để điều tiết tiêu dùng đối với các sản phẩm có hại như thuốc lá, rượu bia và đồ uống có đường, từ đó giảm thiểu các tác động tiêu cực đến sức khỏe người dân và xã hội. Việc áp dụng TTĐB không chỉ tạo nguồn thu bền vững cho ngân sách mà còn khuyến khích lối sống lành mạnh, giảm thiểu chi phí xã hội liên quan đến các bệnh lý do tiêu thụ các sản phẩm này gây ra. Tại Việt Nam, TTĐB đã được áp dụng từ lâu đối với các mặt hàng như thuốc lá, rượu bia, xăng dầu, nhưng gần đây, việc mở rộng đối tượng chịu thuế, như đồ uống có đường, đang trở thành chủ đề thảo luận sôi nổi. Tuy nhiên, hiệu quả của TTĐB trong việc cân bằng giữa mục tiêu kinh tế (tăng thu ngân sách) và mục tiêu xã hội (cải thiện sức khỏe cộng đồng) vẫn còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu. Trên thế giới, nhiều quốc gia như Mexico, Vương quốc Anh và Nam Phi đã thành công trong việc sử dụng TTĐB như một công cụ kép: vừa tăng nguồn thu ngân sách, vừa giảm tỷ lệ tiêu thụ các sản phẩm có hại, từ đó cải thiện sức khỏe cộng đồng.

Những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia này cung cấp cơ sở thực tiễn quý giá để Việt Nam hoàn thiện chính sách TTĐB, đặc biệt trong việc thiết kế mức thuế hợp lý, giám sát thực thi và hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng với thay đổi chính sách. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tác động đa chiều của TTĐB, cùng với nhu cầu cấp thiết về một chính sách thuế hiệu quả, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài: “ Vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt đối với huy động nguồn thu ngân sách đồng thời phát triển sức khỏe cộng đồng ”.

2. Mục đích nghiên cứu Bài nghiên cứu nhằm mục đích phân tích vai trò của TTĐB trong việc huy động nguồn thu ngân sách và định hướng hành vi tiêu dùng tại Việt Nam. Đồng thời đánh giá tác động của TTĐB đối với sức khỏe cộng đồng thông qua việc điều tiết tiêu thụ các sản phẩm như thuốc lá, rượu bia và đồ uống có đường. Việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế từ Mexico, Vương quốc Anh và Nam Phi trong việc áp dụng TTĐB cũng đóng vai trò quan trọng, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách TTĐB tại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Bài nghiên cứu đề cập đến các vấn đề lý luận, pháp luật cũng như thực tiễn về và có liên quan đến Thuế TTĐB tại Việt Nam, bao gồm các quy định, chính sách pháp luật tại Việt Nam cũng như những thực tiễn thi hành những quy định, chính sách đó kết hợp với tìm hiểu, phân tích Thuế TTĐB ở một số quốc gia và rút ra bài học, kinh nghiệm cho Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Nghiên cứu những vấn đề lý luận, chính sách cũng như thực trạng liên quan đến Thuế TTĐB. Tập trung vào việc phân tích những thực tiễn và bài học kinh nghiệm từ thế giới. Phạm vi không gian: Nghiên cứu tập trung không gian pháp lý và thực tiễn tại Việt Nam trong bối cảnh nhà nước đang khuyến khích phát triển và mở rộng thị trường đối tượng chịu Thuế TTĐB.

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

Ở VIỆT NAM

1.1. Khái niệm 1.1.1. Thuế tiêu thụ đặc biệt Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) trong tiếng Anh thường được gọi là “ excise tax ”, cách gọi này phổ biến trong hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Thái Lan, Nhật Bản, Myanmar… Tuy nhiên, ở một số quốc gia khác, loại thuế này lại được đặt tên khác nhau để phù hợp với bối cảnh kinh tế – xã hội riêng. Ví dụ, Trung Quốc sử dụng thuật ngữ “ consumption tax ”, Việt Nam gọi là “ special consumption tax ”, trong khi Indonesia dùng cụm từ “ luxury sales tax ” để chỉ loại thuế này.... Tại Việt Nam, hình thức sơ khai của thuế TTĐB hiện nay chính là thuế hàng hóa, được ban hành từ năm 1951. Loại thuế này được áp dụng đối với một số mặt hàng và dịch vụ nhất định, nhằm mục đích điều tiết hoạt động sản xuất và tiêu dùng trong nền kinh tế quốc gia. TS Phan Hữu Nghị cùng các cộng sự (2020) cho rằng thuế TTĐB “là một sắc thuế thuộc loại thuế gián thu, đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế được cấu thành trong giá cả hàng hoá, dịch vụ và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ” 1.1.2. Đối tượng và căn cứ tính thuế 1.1.2.1. Đối tượng chịu thuế TTĐB Việc xác định tính chất “đặc biệt” của hàng hóa và dịch vụ chịu thuế TTĐB phụ thuộc vào các yếu tố đặc thù của từng quốc gia, như phong tục tập quán, lối sống văn hóa, cũng như mức thu nhập bình quân đầu người. Nhìn chung, các loại hàng hóa, dịch vụ được lựa chọn để áp dụng thuế TTĐB thường mang những đặc điểm sau: Thứ nhất, đây là các hàng hóa, dịch vụ mà việc sản xuất và tiêu dùng chưa thực sự thiết yếu đối với đời sống xã hội, do đó thường được Nhà nước kiểm soát nghiêm ngặt. Thứ hai, nhu cầu tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ này có xu hướng biến động theo mức thu nhập nhưng lại ít nhạy cảm với sự thay đổi của giá cả.

Thứ ba, những mặt hàng này cần được hạn chế tiêu dùng vì có thể gây tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội, sức khỏe cộng đồng, môi trường hoặc dẫn đến lối sống lãng phí. a. Đối tượng chịu thuế Điều 2 Luật thuế TTĐB 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định rõ các đối tượng chịu thuế TTĐB. “1. Hàng hóa chịu thuế TTĐB: a) Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm; b) Rượu; c) Bia; d) Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng; đ) Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm^3 ; e) Tàu bay, du thuyền; g) Xăng các loại; h) Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống; i) Bài lá; k) Vàng mã, hàng mã.

  1. Dịch vụ chịu thuế TTĐB: a) Kinh doanh vũ trường; b) Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke); c) Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự; d) Kinh doanh đặt cược; đ) Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn; e) Kinh doanh xổ số.” b. Đối tượng không chịu thuế TTĐB Hàng hoá chịu thuế TTĐB được quy định ở trên không thuộc diện chịu thuế TTĐB trong các trường hợp sau, theo điều 3 Luật Thuế TTĐB 2008: “1. Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu;
  1. Đối với hàng hóa sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra;
  2. Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm;
  3. Đối với hàng hóa gia công là giá tính thuế của hàng hóa bán ra của cơ sở giao gia công hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm bán hàng;
  4. Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá bán theo phương thức bán trả tiền một lần của hàng hóa đó không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm;
  5. Đối với dịch vụ là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh. Giá cung ứng dịch vụ đối với một số trường hợp được quy định như sau: a) Đối với kinh doanh gôn là giá bán thẻ hội viên, giá bán vé chơi gôn bao gồm cả tiền phí chơi gôn và tiền ký quỹ (nếu có); b) Đối với kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh đặt cược là doanh thu từ hoạt động này trừ số tiền đã trả thưởng cho khách; c) Đối với kinh doanh vũ trường, mát-xa, ka-ra-ô-kê là doanh thu của các hoạt động kinh doanh trong vũ trường, cơ sở kinh doanh mát-xa, ka-ra-ô-kê;
  6. Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi hoặc tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho là giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều này bao gồm cả khoản thu thêm, được thu (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Giá tính thuế được tính bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.” b. Thuế suất Hiện nay, pháp luật Việt Nam áp dụng phương pháp tính thuế tương đối để xác định số thuế TTĐB, tức là sử dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) trên

giá tính thuế. Mức thuế suất TTĐB được quy định cụ thể cho từng nhóm hàng hóa, dịch vụ, căn cứ vào tính chất và mức độ cần điều tiết của từng loại. Thông thường, thuế suất TTĐB được áp dụng ở mức khá cao, dao động từ 10% đến 150%. Tuy nhiên, đối với một số mặt hàng có định hướng khuyến khích tiêu dùng, mức thuế suất được điều chỉnh ở mức thấp hơn. Cụ thể, xăng E5 chịu thuế suất TTĐB là 8%, xăng E10 là 7%; trong khi đó, đối với xe ô tô chạy bằng điện, mức thuế suất dao động từ 1% đến 7%, tùy theo kiểu loại, số chỗ ngồi và thời gian áp dụng. Chính sách ưu đãi thuế TTĐB đối với ô tô điện là một điểm mới trong hệ thống pháp luật thuế, bắt đầu được thực hiện tại Việt Nam từ ngày 01/3/2022 nhằm khuyến khích phát triển phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.^1 Trường hợp cơ sở sản xuất nhiều loại hàng hóa hoặc kinh doanh nhiều loại dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB với các mức thuế suất khác nhau, thì cơ sở đó phải kê khai và nộp thuế TTĐB theo từng mức thuế suất quy định tương ứng với từng loại hàng hóa, dịch vụ. Trong trường hợp không xác định được chính xác thuế suất áp dụng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ, cơ sở sản xuất – kinh doanh phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất trong số các loại hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở đó đang hoạt động. 1.2. Đặc điểm Đầu tiên, thuế TTĐB là một sắc thuế thuộc loại thuế tiêu dùng nên có tính chất là thuế gián thu , mang tính chất đánh vào thu nhập của người tiêu dùng và chịu thuế một cách gián tiếp thông qua giá cả trên thị trường Hai là, thuế TTĐB chỉ được thu một lần tại khâu sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hoặc kinh doanh dịch vụ. Đây là loại thuế tiêu dùng một giai đoạn, do đó không gây ra hiện tượng đánh thuế trùng lặp qua các khâu trung gian trong quá trình lưu thông hàng hóa. Nhờ đặc điểm này, thuế TTĐB góp phần giảm chi phí hành thu, giúp công tác quản lý thuế trở nên gọn nhẹ hơn. Tuy nhiên, đặc thù thu thuế tại khâu đầu đòi hỏi chế độ kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt, nhằm hạn chế (^1) Trương Huỳnh Thắng và Phạm Quang Huy (2024), ‘Cơ sở lý luận và việc hoàn thiện chính sách thuế TTĐB của Việt Nam’, Tạp chí Tài chính, ngày 15 tháng 11.

vụ chịu thuế, đặc biệt là rượu, bia, thuốc lá và ô tô. Đây đều là những mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao và giá trị lớn, đảm bảo nguồn thu ổn định và đáng kể cho ngân sách, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc định hình cơ cấu kinh tế và xã hội của đất nước. Vai trò tài chính của thuế TTĐB ngày càng được thể hiện rõ nét qua các số liệu cụ thể. Theo Bộ Tài chính, trong giai đoạn 2017-2020, thuế TTĐB đã đóng góp từ 8.3% đến 8.8% vào tổng thu ngân sách nhà nước, một con số ấn tượng phản ánh tầm quan trọng của sắc thuế này đối với nguồn lực tài chính quốc gia. Điều đặc biệt là, xu hướng này tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, với tỷ lệ đóng góp lên khoảng 9.2% vào năm 2023. 2 Sự gia tăng này không chỉ cho thấy hiệu quả trong công tác thu thuế mà còn phản ánh một thực tế là nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng chịu thuế TTĐB vẫn duy trì hoặc thậm chí tăng trưởng đáng kể. Mặc dù thuế TTĐB được thiết kế với mục tiêu điều tiết tiêu dùng các mặt hàng có hại cho sức khỏe và xã hội, nhưng nguồn thu từ sắc thuế này vẫn liên tục tăng lên, cho thấy cầu đối với các sản phẩm này khá ít co giãn theo giá. Điều này đồng thời đặt ra một câu hỏi lớn về hiệu quả điều tiết của sắc thuế này trong việc thay đổi hành vi tiêu dùng của người dân. Nó gợi mở về sự cần thiết phải đánh giá lại và có thể bổ sung các biện pháp khác ngoài thuế để đạt được mục tiêu điều tiết. Hơn nữa, trong giai đoạn 2015 đến 2020, doanh thu từ thuế TTĐB tại Việt Nam đã liên tục tăng, củng cố vai trò ngày càng quan trọng của sắc thuế này trong tổng nguồn thu ngân sách quốc gia. Cụ thể, tỷ trọng của thuế TTĐB trong tổng thu ngân sách nhà nước đã tăng đáng kể từ 6.5% (năm 2015) lên khoảng 8.3% (năm 2020), đồng thời chiếm khoảng 2% GDP.^3 Sự gia tăng này không chỉ khẳng định hiệu quả của cơ chế thu thuế mà còn nhấn mạnh khả năng dự báo và ổn định nguồn thu cho ngân sách nhà nước, điều này cực kỳ quan trọng trong công tác lập kế hoạch và chi tiêu công. Tuy nhiên, sự tăng trưởng liên tục này cũng đi kèm với những thách thức. Một mặt, nó cho thấy tiềm năng to lớn của thuế TTĐB trong việc huy động nguồn lực cho nhà nước. Mặt khác, nó đặt ra một bài toán khó về việc cân bằng giữa mục tiêu tăng cường nguồn thu và mục tiêu điều tiết tiêu dùng các mặt hàng có hại cho sức khỏe và xã hội. Nếu việc tăng thuế không làm giảm (^2) Thạc sĩ Nguyễn Văn Phụng Uỷ viên BCH Hội Kế toán & Kiểm toán Việt Nam. 2020 TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI THAY ĐỔI ĐỔI HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG & KINH TẾ & XÃ HỘI (^3) PwC Vietnam (08/11/2022): Nghiên cứu về hệ thống thuế Tiêu thụ đặc biệt Bản đầy đủ Chi nhánh Công ty TNHH PwC (Việt Nam) tại Hà Nội và Công ty TNHH PricewaterhouseCoopers WMS Bangkok.

tiêu thụ, thì mục tiêu điều tiết sẽ không đạt được một cách tối ưu, và thuế TTĐB chỉ đơn thuần trở thành một công cụ tăng thu. Do đó, việc xem xét điều chỉnh chính sách thuế TTĐB trong tương lai cần phải được thực hiện một cách kỹ lưỡng, dựa trên nghiên cứu và phân tích toàn diện. Mục tiêu là để vừa đảm bảo nguồn thu ổn định, vừa đạt được hiệu quả cao nhất trong việc điều tiết hành vi tiêu dùng, góp phần xây dựng một xã hội lành mạnh và bền vững hơn cho Việt Nam. 1.3.2. Phát triển sức khỏe cộng đồng: Một trong những vai trò cốt lõi và ngày càng được nhấn mạnh của thuế TTĐB là công cụ định hướng và hạn chế tiêu dùng các sản phẩm có hại cho sức khỏe cộng đồng. Bằng cách áp dụng mức thuế suất cao, thuế TTĐB làm tăng giá bán lẻ, từ đó tác động trực tiếp đến quyết định tiêu dùng của người dân, 4 khuyến khích họ giảm hoặc từ bỏ việc sử dụng các mặt hàng như thuốc lá, rượu, bia. Gần đây, vai trò này được mở rộng với các đề xuất áp dụng thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường, nhằm định hướng người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm lành mạnh hơn cho sức khỏe. Thứ nhất liên quan đến thuốc lá. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhiều lần khuyến nghị Việt Nam cần cải cách mạnh mẽ thuế thuốc lá, cụ thể là tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và áp dụng mức thuế tuyệt đối cho mỗi bao thuốc lá để đạt tỷ trọng thuế trên giá bán lẻ lên mức 65.3% vào năm 2030. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, từ năm 2006 đến 2024, thuế TTĐB thuốc lá tại Việt Nam chỉ tăng khoảng 20%, tương đương 1.1% mỗi năm. Tốc độ tăng thuế chậm và khoảng cách giữa các lần tăng thuế quá xa đã khiến giá thuốc lá ngày càng trở nên rẻ hơn so với thu nhập của người dân, làm giảm đáng kể tác động hạn chế tiêu dùng. Kết quả là, sản lượng tiêu dùng thuốc lá trong nước đã tăng trở lại từ năm 2021. Tỷ lệ hút thuốc ở nam giới Việt Nam vẫn ở mức cao (44.6% vào năm 2020), vượt xa mục tiêu 39% mà Chính phủ đề ra. Điều này cho thấy chính sách thuế hiện hành chưa đủ hiệu quả để kiểm soát tiêu thụ thuốc lá về lâu dài^5. Sự hạn chế này không chỉ nằm ở mức thuế suất mà còn ở cấu trúc thuế. Việt Nam hiện đang áp dụng cấu trúc thuế theo tỷ lệ phần trăm (ad valorem) ở mức 75% cho tất cả các sản phẩm thuốc lá. Mặc dù có quy định giá tối thiểu, nhưng ngưỡng này lại rất thấp, không (^4) Báo điện tử VTV(09/05/2025): Đánh Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt: Cần dung hòa lợi ích các bên. (^5) Cổng thông tin Bộ Y Tế (07/05/2025): Tăng thuế thuốc lá để giảm tỷ lệ hút và các bệnh liên quan.

quen hoặc tham gia các hoạt động xã hội. Điều này hàm ý rằng, dù TTĐB là một công cụ cần thiết và có vai trò quan trọng trong việc tăng nguồn thu ngân sách, nhưng nó không thể là giải pháp duy nhất để đạt được các mục tiêu sức khỏe cộng đồng, đặc biệt đối với những thói quen tiêu dùng đã ăn sâu vào văn hóa như rượu bia^7. Một chiến lược toàn diện cần phải được xây dựng dựa trên sự kết hợp của nhiều biện pháp khác nhau. Cuối cùng, một trong những đối tượng đang được quan tâm trong dự thảo Luật Thuế TTĐB (sửa đổi) là nước giải khát có đường. Đề xuất hiện tại đang xem xét áp dụng mức thuế suất 8% đối với loại đồ uống này. Tuy nhiên, theo nhận định từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mức thuế suất này chỉ có tác dụng "cảnh tỉnh" đối với người tiêu dùng về sản phẩm có hại cho sức khỏe, và ít có tác dụng thực sự trong việc giảm tiêu thụ. Điều này đặt ra một thách thức lớn trong việc đạt được mục tiêu kép của thuế TTĐB: vừa tăng thu ngân sách, vừa điều tiết hành vi tiêu dùng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Việc áp dụng thuế TTĐB cho các đối tượng mới như nước giải khát có đường đặt ra nhiều thách thức và cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Các cuộc tranh luận xoay quanh một số khía cạnh quan trọng. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết của việc đánh giá tác động kỹ lưỡng trước khi ban hành chính sách. Việc đánh giá này cần bao gồm không chỉ tác động đến doanh thu thuế và sức khỏe cộng đồng, mà còn cả tác động kinh tế - xã hội rộng lớn hơn, đặc biệt là đối với các ngành sản xuất, kinh doanh và chuỗi cung ứng liên quan. Cần cân nhắc mức thuế tối ưu để đạt được mục tiêu sức khỏe mà không gây ra những hệ lụy kinh tế và xã hội không mong muốn. Bên cạnh đó, cần có sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình xây dựng chính sách. Các nhà sản xuất, kinh doanh, chuyên gia y tế, tổ chức xã hội dân sự và đại diện người tiêu dùng cần được lắng nghe ý kiến và đóng góp vào dự thảo. Sự tham gia đa chiều này sẽ giúp đảm bảo tính khả thi và công bằng của chính sách, đồng thời tăng cường sự đồng thuận và khả năng thực thi hiệu quả khi Luật được ban hành. Mục tiêu cuối cùng không chỉ là thu thuế, mà còn là kiến tạo một môi trường sống lành mạnh hơn cho toàn thể người dân Việt Nam (^7) Deloitte(14/08/2024): Thuế Tiêu thụ đặc biệt: công cụ điều tiết vĩ mô ngành bia rượu.

1.3.3. Các vai trò khác của thuế TTĐB: Ngoài hai vai trò chính là tăng cường nguồn thu ngân sách và phát triển sức khỏe cộng đồng, thuế TTĐB còn đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng khác trong việc điều tiết vĩ mô kinh tế - xã hội tại Việt Nam. Thứ nhất, thuế TTĐB là một công cụ mạnh mẽ giúp Nhà nước điều tiết hoạt động sản xuất và tiêu dùng xã hội, nhằm hạn chế những hàng hóa, dịch vụ không có lợi cho nền kinh tế và xã hội. Bằng cách áp thuế suất cao, chính phủ có thể định hướng các nhà sản xuất giảm sản lượng hoặc không đầu tư vào các ngành sản xuất mặt hàng không khuyến khích, ví dụ như các sản phẩm gây hại sức khỏe hoặc môi trường^8. Việc thu thuế ở khâu sản xuất và nhập khẩu không chỉ mang lại nguồn thu mà còn cung cấp cho Nhà nước thông tin chính xác về số lượng và năng lực sản xuất của các cơ sở, từ đó có thể đưa ra các chính sách điều chỉnh phù hợp để sắp xếp hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh mặt hàng chịu thuế. Vai trò này còn mở rộng đến việc định hướng thị trường và phát triển ngành. TTĐB hoạt động như một tín hiệu thị trường, khuyến khích các nguồn lực dịch chuyển khỏi các lĩnh vực bị đánh thuế cao để chuyển sang các hoạt động kinh tế mong muốn hơn. Điều này cho phép chính phủ định hình cơ cấu công nghiệp và phân bổ nguồn lực theo các ưu tiên phát triển quốc gia, bao gồm cả bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Ví dụ điển hình là việc đánh thuế cao vào ô tô nhập khẩu có thể khuyến khích sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước, tạo việc làm và thúc đẩy công nghiệp phụ trợ. Tương tự, việc đánh thuế vào các sản phẩm gây ô nhiễm có thể thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp xanh, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ sản xuất sạch hơn, hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn và bền vững. Thứ hai, thuế TTĐB có vai trò quan trọng trong việc tái phân phối thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội. Sắc thuế này chủ yếu đánh vào các mặt hàng và dịch vụ cao cấp, xa xỉ, thường được tiêu dùng bởi tầng lớp có thu nhập cao trong xã hội, như ô tô nhập khẩu, xe máy phân khối lớn, rượu mạnh, và các dịch vụ giải trí đặc thù như golf hay casino. Do đó, việc áp dụng mức thuế suất cao lên các mặt hàng này giúp gián tiếp chuyển dịch một phần nguồn thu từ những người có khả năng tài chính lớn vào ngân sách nhà nước, từ đó góp phần tái phân phối thu nhập và giảm bớt chênh lệch giàu nghèo. Đây là một cơ chế quan trọng để thể (^8) SAPP(20/06/2024): Những Thông Tin Cần Biết Về Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt.

kiếm sự cân bằng tinh tế giữa việc bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ, tạo nguồn thu bền vững, và các mục tiêu điều tiết vĩ mô khác như khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cuối cùng, nhìn chung, thuế TTĐB là một phần quan trọng của chiến lược quản lý vĩ mô, không chỉ dừng lại ở việc tạo nguồn thu hay điều tiết tiêu dùng đơn thuần. Nó giúp Nhà nước định hướng tiêu dùng cho xã hội, hình thành các xu hướng tiêu dùng tích cực, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh phát triển của đất nước. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong đà phục hồi và phát triển, vai trò của thuế TTĐB càng trở nên quan trọng hơn, đòi hỏi sự điều chỉnh linh hoạt và hiệu quả để phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của đất nước. Đáng chú ý, thuế TTĐB ngày càng được nhìn nhận như một công cụ để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững rộng lớn hơn, vượt ra ngoài các mục tiêu tài chính và sức khỏe cộng đồng tức thời. Bằng cách nội hóa các chi phí ngoại ứng tiêu cực ví dụ: chi phí y tế do bệnh tật liên quan đến rượu bia, tác động môi trường của một số hàng hóa như xăng), thuế TTĐB có thể khuyến khích chuyển dịch sang một "nền kinh tế xanh" và các mô hình tiêu dùng có trách nhiệm hơn. Điều này không chỉ góp phần vào phúc lợi xã hội lâu dài mà còn thúc đẩy hiệu quả sử dụng tài nguyên. Chẳng hạn, việc đánh thuế vào các sản phẩm gây hại cho môi trường có thể thúc đẩy sự đổi mới và phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường hơn, góp phần vào công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ tương lai^10. Việc tối ưu hóa vai trò của thuế TTĐB đòi hỏi một sự hiểu biết sâu sắc về động lực thị trường, hành vi người tiêu dùng và bối cảnh kinh tế - xã hội cụ thể của Việt Nam, để từ đó xây dựng một chính sách thuế vừa hiệu quả, vừa công bằng và bền vững. 1.4. Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam 1.4.1. Đối với thuốc lá 1.4.1.1. Kinh nghiệm quốc tế Hiện nay, Việt Nam là 1 trong 15 nước có số nam giới trưởng thành hút thuốc lá nhiều nhất trên thế giới. Theo Bộ Y tế, tại Việt Nam, mặt hàng thuốc lá là nguyên nhân gây 40.000 người tử vong mỗi năm và chi phí y tế có liên quan (^10) Thời báo Tài chính Việt Nam(15/11/2024): Hoàn thiện chính sách thuế, thúc đẩy kinh tế xanh phát triển.

đến bệnh tật do thuốc lá gây ra là 1 tỷ USD. Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng, thuế TTĐB sẽ là một trong những công cụ hiệu quả để hạn chế tiêu dùng các sản phẩm thuốc lá. Mặc dù, chính sách thuế thuế TTĐB đối với mặt hàng thuốc lá đã được thực hiện ổn định, thuế suất TTĐB đối với mặt hàng này đã được tăng theo lộ trình năm 2016 và 2019, tuy nhiên, đến nay, chính sách thuế thuế TTĐB đối với mặt hàng thuốc lá còn tồn tại một số bất cập. Thực tế cho thấy, cần cải cách chính sách thuế đối với mặt hàng này để tăng cường kiểm soát tiêu dùng, phù hợp với mục tiêu tình hình thực tiễn cũng như thông lệ quốc tế. Trước khi rời Liên minh châu Âu (EU), Anh là nước có mức thuế gián thu đối với thuốc lá cao nhất trong số các thành viên EU bởi chính sách kiểm soát thuốc lá của quốc gia này được thể hiện thông qua chính sách "đánh thuế thuốc lá cao vì sức khỏe". Điều này đã dẫn đến tỉ trọng thuế rất cao trong giá bán lẻ thuốc lá. Sau đó tiếp tục tái cơ cấu thuế TTĐB đối với thuốc lá. Cụ thể là từ năm 2011, giảm mạnh thuế TTĐB theo tỷ lệ phần trăm từ 24% xuống 16,5% trong khi cấu phần thuế tuyệt đối tăng lên khoảng 30%. Sau đó, từ năm 2017, Anh ban hành chính sách thuế TTĐB tối thiểu (MET). Mức giá sàn được áp dụng cả hai thành phần thuế là thuế tuyệt đối và thuế theo tỷ lệ phần trăm. Mức thuế suất MET hiện tại (từ ngày 27 tháng 10 năm 2021) là 347,86 bảng Anh trên 1.000 điếu thuốc. Như vậy, kể từ ngày 20/5/2017, thuế TTĐB đối với thuốc lá ở Anh được tính trên cơ sở thuế tuyệt đối (tính trên 1.000 điếu thuốc lá) cộng với 16,5% giá bán lẻ, nhưng không thấp hơn số thuế TTĐB MET (347,86 bảng Anh tính trên 1000 điếu thuốc lá). Việc thực hiện tăng thuế thuốc lá và áp thuế TTĐB MET ở mức cao dẫn đến gánh nặng thuế rất cao và khiến việc hút thuốc trở nên vô cùng đắt đỏ (hiện nay thuế thuốc lá vào khoảng 5,26 bảng Anh/gói 20 điếu, cộng với 16,5% trên giá bán lẻ và thuế GTGT). Chính sách áp thuế thuốc lá cao quá mức nói trên đã thúc đẩy thị trường tiêu thụ thuốc lá bất hợp pháp và thuốc lá giả. Buôn bán thuốc lá lậu đã trở thành một vấn đề nổi cộm ở Anh (chiếm khoảng 20% thị phần). Điều này dẫn đến tăng nguy cơ gây hại cho sức khỏe cũng như thất thu thuế (ước tính mức thất thu luôn ở mức khoảng 2,3 - 2,5 tỷ bảng Anh trong giai đoạn 2016- 17 cho đến các năm 2019-2020)^11. (^11) Cổng thông tin điện tử Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 22/09/2024, Kinh nghiệm quốc tế về Thuế TTĐB với thuốc lá: Việt Nam có thể tham khảo nhằm đảm bảo đạt hiệu quả toàn diện