Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

xin chao tat ca moi nguoi, Schemes and Mind Maps of Commercial Law

toi ten la toi và toi den tu day

Typology: Schemes and Mind Maps

2009/2010

Uploaded on 07/06/2024

bao-anh-phan-1
bao-anh-phan-1 🇬🇧

1 / 21

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP PHÁP LUẬT ĐẠI CƢƠNG
(update tháng 5/2017)
- Cấu trúc điểm: 10% - 40% - 50%
- Bài thi kết thúc học phn:
+ Thời gian: 60 phút
+ Cấu trúc đề: 4 câu (3 câu 2 điểm, 1 câu 4 điểm) Có thể thay đổi tùy vào từng hc k
- Các vấn đề cần ôn tập:
Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản v Nhà nƣớc
1.1. Nhng vấn đề lý luận v Nhà nước
1.1.1. Ngun gc, bn chất Nhà nước
1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước
1.1.3. Chức năng của Nhà nước
1.1.4. Kiểu Nhà nước
1.1.5. Hình thức Nhà nước
1.2. Nhà nước Cộng hòa xã hội ch nghĩa Việt Nam
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển Nhà nước cộng hòa xã hội ch nghĩa
Vit Nam
1.2.2. Bn chất Nhà nước cộng hòa xã hội ch nghĩa Việt Nam
1.2.3. Các nguyên tắc t chc b máy Nhà nước Cộng hòa xã hội ch nghĩa
Vit Nam
1.2.4. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước
Chƣơng 2: Những vấn đề cơ bản v pháp luật
2.1. Nhng vấn đề lý luân về pháp luật
2.1.1. Ngun gc của pháp lut
2.1.2. Khái niệm và các đặc điểm chung của pháp luật
2.2. Quy phạm pháp luật
2.2.1. Khái niệm, đặc điểm
2.2.2. Cơ cấu ca quy phạm pháp luật
2.3. Quan h pháp luật
2.3.1. Khái niệm, đặc điểm
2.3.2. Cơ cấu ca quan h pháp luật
2.4. S kiện pháp lý: Khái niệm, đặc điểm, phân loại
2.5. Ý thức pháp luật: Khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò
2.6 . Thc hiện pháp luật: Khái niệm, các hình thức thc hiện pháp luật
2.7. Vi phạm pháp luật
2.7.1. Khái niệm và dấu hiu ca vi phạm pháp luật
2.7.2. Cấu thành của vi phạm pháp luật
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15

Partial preview of the text

Download xin chao tat ca moi nguoi and more Schemes and Mind Maps Commercial Law in PDF only on Docsity!

ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP PHÁP LUẬT ĐẠI CƢƠNG

(update tháng 5/2017)

  • Cấu trúc điểm: 10% - 40% - 50%
  • Bài thi kết thúc học phần:
    • Thời gian: 60 phút
    • Cấu trúc đề: 4 câu (3 câu 2 điểm, 1 câu 4 điểm) – Có thể thay đổi tùy vào từng học kỳ
  • Các vấn đề cần ôn tập:

Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về Nhà nƣớc 1.1. Những vấn đề lý luận về Nhà nước 1.1.1. Nguồn gốc, bản chất Nhà nước 1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước 1.1.3. Chức năng của Nhà nước 1.1.4. Kiểu Nhà nước 1.1.5. Hình thức Nhà nước 1.2. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1.2.2. Bản chất Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1.2.3. Các nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1.2.4. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước

Chƣơng 2: Những vấn đề cơ bản về pháp luật 2.1. Những vấn đề lý luân về pháp luật 2.1.1. Nguồn gốc của pháp luật 2.1.2. Khái niệm và các đặc điểm chung của pháp luật 2.2. Quy phạm pháp luật 2.2.1. Khái niệm, đặc điểm 2.2.2. Cơ cấu của quy phạm pháp luật 2.3. Quan hệ pháp luật 2.3.1. Khái niệm, đặc điểm 2.3.2. Cơ cấu của quan hệ pháp luật 2.4. Sự kiện pháp lý: Khái niệm, đặc điểm, phân loại 2.5. Ý thức pháp luật: Khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò 2.6. Thực hiện pháp luật: Khái niệm, các hình thức thực hiện pháp luật 2.7. Vi phạm pháp luật 2.7.1. Khái niệm và dấu hiệu của vi phạm pháp luật 2.7.2. Cấu thành của vi phạm pháp luật

2.7.3. Phân loại vi phạm pháp luật 2.8. Trách nhiệm pháp lý 2.8.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý 2.8.2. Phân loại trách nhiệm pháp lý 2.9. Hình thức pháp luật 2.9.1. Khái niệm 2.9.2. Các hình thức pháp luật bên ngoài 2.9.3. Văn bản quy phạm pháp luật: Khái niệm, đặc điểm, hệ thống Văn bản quy phạm pháp luật

Chƣơng 3: Lĩnh vực pháp luật công 3.1. Luật hành chính 3.1.1. Khái quát chung về Luật hành chính: Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh, nguồn luật 3.1.2. Một số nội dung cơ bản của luật hành chính 3.1.2.1. Cơ quan hành chính nhà nước 3.1.2.2. Trách nhiệm hành chính 3.1.2.3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, vụ án hành chính 3.2. Luật hình sự 3.2.1. Khái quát về Luật hình sự: 3.2.2. Tội phạm 3.2.2.1. Khái niệm, dấu hiệu của tội phạm 3.2.2.2. Phân loại tội phạm 3.2.2.3. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự 3.2.2.4. Đồng phạm 3.2.3. Hình phạt

Chƣơng 4: Lĩnh vực pháp luật tƣ 4.1. Luật dân sự 4.1.1. Khái quát Luật dân sự: 4.1.2. Nội dung cơ bản của Luật dân sự 4.1.2.1. Tài sản, quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản 4.1.2.2. Nghĩa vụ và hợp đồng 4.1.2.3. Trách nhiệm dân sự 4.2. Luật sở hữu trí tuệ: 4.3. Luật lao động 4.4. Luật Kinh tế

Chƣơng 5: Pháp luật quốc tế 5.1. Khái quát về pháp luật quốc tế 5.2. Công pháp quốc tế 5.3. Tư pháp quốc tế

Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước Hệ thống cơ quan quản lí nhà nước Cơ cấu tổ chức

  • Cấp Trung ương:
  • Quốc hội.
  • Cấp địa phương:
    • Hội đồng nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, xã)
      • Cấp Trung ương:
  • Chính phủ.
  • Các Bộ và cơ quan ngang Bộ.
  • Cấp địa phương:
  • Ủy ban nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, xã). Chế độ hoạt động

Hoạt động theo ngành dọc, tức cơ quan cấp dưới chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan cấp trên

Hoạt động theo nguyên tắc song trùng trực thuộc, vừa chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan Nhà nước cấp trên, vừa chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lực cùng cấp và có trách nhiệm báo cáo với cơ quan đó. Chức năng, nhiệm vụ

  • Là cơ quan lập pháp.  + Quyết định các chính sách, quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.

  • Giám sát toàn bộ hoạt động của Nhà nước.

  • Là cơ quan hành pháp

  • Là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước.

  • Trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp

Nguồn gốc + Do cử tri Việt Nam bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các đại biểu được bầu chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình và trước cử tri cả nước.

  • Được thành lập trong kỳ họp thứ nhất của Quốc hội mỗi khóa. Chính phủ do Quốc hội bầu ra; UBND các cấp do HĐND cùng cấp bầu ra
  • Được thành lập theo hiến pháp và pháp luật.  Mối quan hệ giữa 2 hệ thống cơ quan nhà nƣớc này:
  • Cơ quan quyền lực nhà nước quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động; nhiệm vụ và quyền hạn; các chức danh quan trọng của cơ quan quản lí nhà nước;
  • Cơ quan quyền lực nhà nước giám sát hoạt động và thực hiện việc chất vấn cơ quan quản lý nhà nước.
  • Cơ quan quản lí nhà nước phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện các nhiệm vụ được hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước giao phó.
  • Thành viên của cơ quan quản lý nhà nước có thể đại biểu Quốc hội hoặc thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Câu 3 : Phân tích vị trí, chức năng của Quốc hội trong Bộ máy nhà nƣớc CHXHCN Việt Nam theo Hiến pháp 2013? Trên cơ sở đó hãy xác định tính chất pháp lí của các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 20 15.Vị trí (Điều 69 Hiến pháp 2013)

  • Cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân: Quốc hội do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Quốc hội biểu hiện tập trung

khối đại đoàn kết dân tộc, bao gồm các đại biểu đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân và cho các vùng lãnh thổ trong cả nước.

  • Cơ quan quyền lực cao nhất: Quốc hội thống nhất tập trung toàn bộ quyền lực nhà nước: quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp; mặt khác có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền đó. Các cơ quan nhà nước khác thực hiện các quyền cụ thể do Quốc hội giao và chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Quốc hội thay mặt nhân dân cả nước quyết định những công việc quan trọng nhất của Nhà nước.  Chức năng (Điều 69,70)
  • Lập hiến, lập pháp: Bao gồm quyền thông qua Hiến pháp, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; thông qua luật và sửa đổi, bổ sung luật. Quốc hội xem xét, thông qua các đạo luật tại một hoặc nhiều kỳ họp Quốc hội.
  • Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước: Quốc hội quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định chính sách dân tộc, tôn giáo của nhà nước; quy định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức vụ cao cấp của nhà nước; quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình; quyết định các chính sách đối ngoại của nhà nước và nhiều vấn đề quan trọng khác.
  • Giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước: Quốc hội theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội. Tại kỳ họp Quốc hội, Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước khác trong việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội thông qua việc xem xét, phê chuẩn các báo cáo của các cơ quan này; và quyền chất vấn đối với người đứng đầu mỗi cơ quan.

*** Tính chất pháp lí của các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành (Điều 15 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)**

  • Hiến pháp là luật cơ bản, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất của Nhà nước như:bản chất, hình thức của Nhà nước, thể chế chính trị, kinh tế, xã hội của Nhà nước; địa vị pháp lý của công dân; hệ thống tổ chức nguyên tắc hoạt động và thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước v.v…
  • Các luật (đạo luật) là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị sau Hiến pháp, được ban hành để cụ thể hóa Hiến pháp. Luật của Quốc hội quy định các vấn đề cơ bản thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau; tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền và nghĩa vụ của công dân.
  • Nghị quyết của Quốc hội được ban hành để quyết định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương; điều chỉnh ngân sách nhà nước; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; quy định chế độ làm việc của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, phê chuẩn điều ước quốc tế và quyết định các vấn đề quan trọng khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội, nhưng thường mang tính chất nhất thời hoặc tính cụ thể.
  • Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và ủy viên.
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân là đại biểu Hội đồng nhân dân; các thành viên khác không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân.

Câu 5 : Quan hệ pháp luật là gì? Phân biệt quan hệ pháp luật và quan hệ xã hội? Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội mà quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó các bên tham gia quan hệ có quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước đảm bảo thực hiện.

Tiêu chí Quan hệ xã hội Quan hệ pháp luật Cơ sở hình thành

Luôn tồn tại khách quan, không lệ thuộc vào ý chí của con người

Xuất hiện trên cơ sở quan hệ xã hội thực tế xảy ra. Việc nghiên cứu

Được nhiều nhà khoa học xã hội nghiên cứu

Do khoa học pháp lý nghiên cứu.

Ý nghĩa Là nội dung vật chất của QHPL Là hình thức pháp lý của QHXH. Phạm vi điều chỉnh

Chịu sự điều chỉnh của quy phạm xã hội, quy tắc đạo đức, phong tục tập quán, đảm bảo thực hiện bằng dư luận xã hội hoặc các biện pháp đặc thù của tổ chức xã hội

Chịu sự tác động của qui phạm pháp luật - được đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế của nhà nước

Quyền và nghĩa vụ trong quan hệ

Không phân biệt quyền và nghĩa vụ Chủ thể có các quyền và nghĩa vụ do pháp luật qui định và nhà nước thừa nhận

Câu 6 : Phân tích khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật? Phân biệt chủ thể là cá nhân, pháp nhânKhái niệm Quan hệ pháp luật là quan hệ giữa người với người (quan hệ xã hội) do một quy phạm pháp luật điều chỉnh, biểu hiện thành quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các bên, được đảm bảo bằng sự cưỡng chế của nhà nước. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội thông qua việc tác động trực tiếp vào quan hệ ý chí, biến chúng thành các quan hệ pháp luật, tức là buộc các bên trong quan hệ ý chí đó có cách xử sự phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị thể hiện trong pháp luật. Việc dùng QPPL để điều chỉnh các quan hệ xã hội đã làm cho các quan hệ ấy có tính chất pháp lý, nghĩa là nó đã quy định cho các bên khi tham gia quan hệ xã hội đó có các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định. Việc xác lập các quan hệ pháp luật là biểu hiện kết quả của việc thực hiện pháp luật trong đời sống. Pháp luật đi vào thực tế đời sống chính là thông qua việc xác lập các quan hệ pháp luật cụ thể.  Đặc điểm

- QHPL xuất hiện trên cơ sở quy phạm pháp luật****. Không có quy phạm pháp luật thì không có QHPL. QHPL là phương tiện thực hiện quy phạm pháp luật, vì quy phạm pháp luật được thực hiện trong đời sống thông qua QHPL. - QHPL là quan hệ mang tính ý chí****.

QHPL phát sinh trên cơ sở quy phạm pháp luật, mà nội dung quy phạm pháp luật phản ánh ý chí nhà nước. Trong đa số các trường hợp, QHPL phát sinh, thay đổi và chấm dứt do ý chí của các bên tham gia.

- QHPL là quan hệ mà các bên tham gia (chủ thể) quan hệ đó mang quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý****. Quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý được quy phạm pháp luật quy định cấu thành nội dung của quan hệ quy phạm. Quy phạm pháp luật luôn quy định sao cho quyền chủ thể của một bên phải tương ứng với nghĩa vụ pháp lý của bên kia và ngược lại. - Sự thực hiện quan hệ pháp luật được đảm bảo bằng cưỡng chế nhà nước****. QHPL xác định rõ trách nhiệm pháp lý của các chủ thể vi phạm nghĩa vụ pháp lý hoặc quyền chủ thể, đồng thời quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các cơ quan bảo vệ pháp luật, giám sát việc thực hiện pháp luật và xử lý khi có vi phạm. Tuy nhiên, QHPL được thực hiện trong đời sống không chỉ nhờ cưỡng chế mà còn được thực hiện nhờ ý thức tự giác, tự nguyện của các bên. - QHPL có tính xác định****. Trên cơ sở quy phạm pháp luật, nhiều QHPL được hình thành. QHPL có tính xác định cụ thể vì nó chỉ xuất hiện khi có sự kiện pháp lý, khi có chủ thể nhất định tham gia.  Phân biệt cá nhân, pháp nhân Cá nhân Pháp nhân Bản chất - Công dân Việt Nam

  • Người nước ngoài
  • Người không có quốc tịch
  • Tổ chức thỏa mãn những điều kiện do pháp luật quy định Năng lực pháp luật

Hầu hết mọi cá nhân đều được Nhà nước thừa nhận có năng lực pháp luật kể từ khi sinh ra và chấm dứt khi cá nhân chết, trừ trường hợp bị pháp luật hạn chế hoặc bị Tòa án tước đoạt

Hầu hết mọi pháp nhân đều được Nhà nước thừa nhận có năng lực pháp luật kể từ khi thành lập và chấm dứt khi pháp nhân chấm dứt hoạt động, trừ trường hợp bị pháp luật hạn chế hoặc bị Tòa án tước đoạt Năng lực hành vi Một người được coi là đầy đủ năng lực hành vi khi đạt đến một độ tuổi nhất định tùy vào từng quan hệ pháp luật, và không mắc các bệnh khiến cho người đó không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình

Một pháp nhân có năng lực hành vi kể từ khi pháp nhân đó thành lập và chấm dứt khi pháp nhân chấm dứt hoạt động

Câu 7: Trình bày các loại chủ thể của quan hệ pháp luật. Tại sao Nhà nƣớc lại là chủ thể đặc biệt?Các loại chủ thể của quan hệ pháp luật:

  • Cá nhân: Cá nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật trước hết và quan trọng nhất là công dân. Khi là chủ thể của quan hệ pháp luật, một cá nhân có thể là chủ thể trực tiếp hoặc chủ thể không trực tiếp. Chủ thể trực tiếp trong quan hệ pháp luật là một chủ thể luôn luôn có đủ cả năng lực pháp luật và năng lực hành vi, trong đó:

của pháp nhân có từ khi được thành lập cho đến khi chấm dứt hoạt động. NLPLDS và NLHVDS của pháp nhân xuất hiện và chấm dứt đồng thời. *** Các điều kiện để một tổ chức có tƣ cách pháp nhân: (Điều 74 bộ Luật dân sự 2015)**

- Được thành lập hợp pháp: Một tổ chức được coi là hợp pháp nếu có mục đích, nhiệm vụ hợp pháp và được thành lập hợp pháp theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định. Việc công nhận sự tồn tại của một tổ chức ngoài việc tổ chức đó thực hiện đúng trình tự, thủ tục thành lập còn phụ thuộc vào hoạt động của tổ chức có hợp pháp không. Các thủ tục thành lập pháp nhân: + Cho phép thành lập. (VD: các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp) + Thành lập. (VD: các cơ quan nhà nước) + Đăng kí. (VD: các tổ chức kinh tế) + Công nhận. (VD: Hội Phật giáo) - Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại điều 83 của Bộ luật dân sự 2015:

  • Việc chọn lựa hình thức tổ chức thế nào căn cứ vào mục đích, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đó, căn cứ vào cách thức góp vốn thành tài sản của tổ chức. Pháp nhân là một tổ chức độc lập song vẫn chịu sự chi phối bởi cá nhân, tổ chức khác hoặc nhà nước. Sự độc lập của pháp nhân chỉ giới hạn trong quan hệ dân sự, kinh tế, lao động với các chủ thể khác.
  • Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ hoặc trong quyết định thành lập của pháp nhân.
  • Pháp nhân có thể có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật. - Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình: Tài sản riêng của pháp nhân độc lập với tài sản của cá nhân - thành viên trong tổ chức pháp nhân, độc lập với cơ quan cấp trên của tổ chức pháp nhân đó. Pháp nhân có tài sản riêng thông qua việc góp vốn, việc hoạt động, kinh doanh, sản xuất,… Pháp nhân tham gia vào quan hệ pháp luật như một chủ thể độc lập, khi xảy ra sự vi phạm thì pháp nhân phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình. Tuy nhiên, trách nhiệm của pháp nhân thuộc dạng trách nhiệm hữu hạn, trong phạm vi tài sản riêng của pháp nhân. - Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập: Với tư cách là một chủ thể độc lập, pháp nhân có khả năng hưởng quyền cũng như chịu trách nhiệm và thực hiện nghĩa vụ do pháp luật quy định. *** Ví dụ:** Một trường THPT công lập.
  • Được thành lập hợp pháp theo quyết định của sở giáo dục đào tạo thành phố, tỉnh.
  • Cơ cấu tổ chức: bộ máy làm việc của trường được tổ chức thành các phòng ban, đứng đầu là hiệu trưởng, có các hiệu phó,…
  • Có tài sản riêng: là tài sản do Nhà nước đầu tư, giao cho trường quản lý sử dụng, tài sản có được từ các khoản thu nhập khác của trường và nhà trường chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.
  • Nhà trường nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật chứ không phải thông qua hay dưới danh nghĩa của một tổ chức nào khác, có con dấu riêng,...VD: Trường có thể tự mình kí kết một hợp đồng và giữ vai trò là một bên chủ thể của hợp đồng đó.

Câu 9: Trình bày khái niệm, đặc điểm, phân loại của trách nhiệm pháp lý. Cho ví dụKhái niệm: Trách nhiệm pháp lý là hậu quả pháp lý bất lợi mà Nhà nước buộc các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu khi họ vi phạm pháp luật.Đặc điểm:

  • Trách nhiệm pháp lý được xác định trên cơ sở vi phạm pháp luật Để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với một hành vi vi phạm pháp luật cụ thể, trước hết phải xác định mức độ thực tế của các mặt thuộc cấu thành của vi phạm pháp luật. Mỗi loại vi phạm pháp luật thì có một loại trách nhiệm pháp lý tương ứng.
  • Về nội dung, trách nhiệm pháp lý là sự áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng các biện pháp cưỡng chế để buộc người vi phạm pháp luật phải gánh chịu hậu quả mà họ đã gây ra.
  • Về hình thức, trách nhiệm pháp lý là sự thực hiện các chế tài quy phạm pháp luật. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, tìm hiểu sự việc, ra quyết định giải quyết sự việc và tổ chức thực hiện quyết định đó theo quy định của pháp luật. Mỗi loại trách nhiệm pháp lý cũng chính là việc vận dụng các chế tài tương ứng vào các loại vi phạm cụ thể.  Phân loại và ví dụ:
  • Trách nhiệm dân sự: A (20 tuổi) làm vỡ chiếc bình cổ của B trị giá 100 triệu đồng, A phải bồi thường thiệt hại cho B do hành vi của mình gây ra.
  • Trách nhiệm hành chính: Trong hoạt động sản xuất, công ty X đã sả nước thải gây ô nhiễm môi trường, bị cơ quan công an phát hiện và phạt 500 triệu đồng.
  • Trách nhiệm hình sự: M (18 tuổi) cố ý phóng xe máy đâm chết tình địch N , bị tòa án tuyên tội giết người và phạt 20 năm tù.
  • Trách nhiệm kỷ luật (chỉ áp dụng trong vi phạm pháp luật lao động): K là nhân viên công ty L đã có hành vi đánh cắp tài sản của công ty. K bị công ty L sa thải theo quy định của nội quy của công ty.

Câu 10: So sánh điểm giống và khác nhau giữa trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự trên các mặt đối tƣợng áp dụng, thẩm quyển áp dụng và thủ tục áp dụng.Giống nhau:

  • Đối tượng áp dụng: Cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật và có đầy đủ năng lực trách nhiệm pháp lý
  • Thẩm quyền áp dụng: Cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Thủ tục áp dụng: Do pháp luật quy định  Khác nhau: Trách nhiệm hành chính Trách nhiệm hình sự Đối tượng áp dụng Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính

Cá nhân, pháp nhân thương mại vi phạm pháp luật hình sự Thẩm quyền áp dụng

Cá nhân (thủ trưởng, phó thủ trưởng, cán bộ công chức hoặc cá nhân có thẩm quyền khác) hoặc Cơ quan trong bộ máy nhà nước (Ủy ban nhân dân, Tòa án, Cơ quan công an

Chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền áp dụng

  • Giả định gồm: +“Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây”, +“Chuyển giao hoặc tiếp nhận ngưới dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo” +“Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác”.
    • “Tuyển mộ, vận chuyển, chưa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.” Vì: Nội dung trên nêu ra những tình huống (hoàn cảnh, điều kiện) hoặc những đối tượng nào thì thuộc phạm vi điều chỉnh của quy phạm pháp luật nên thuộc bộ phận giả định của quy phạm pháp luật.
  • Chế tài: “bị phạt tù từ 9 năm đến 12 năm”. Vì: Nội dung trên nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước sẽ áp dụng đối với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng mệnh lệnh của nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật nên thuộc bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật.

Câu 2 : Phân tích cơ cấu của quy phạm pháp luật trong điều luật sau:

Điều 109, Bộ luật hình sự 2015: Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân “Ngƣời nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt nhƣ sau:

**1. Ngƣời tổ chức, ngƣời xúi giục, ngƣời hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì phạt tù từ 1 2 năm đến 20 năm, tù trung thân hoặc tử hình;

  1. Ngƣời đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm;
  2. Ngƣời chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”**
    • Giả định gồm:
    • “Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”
    • “Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng”
    • “Người đồng phạm khác”
    • “Người chuẩn bị phạm tội này”. Vì: Những nội dung trên nêu ra những tình huống (hoàn cảnh, điều kiện) hoặc những đối tượng nào thì thuộc phạm vi điều chỉnh của quy phạm pháp luật nên thuộc bộ phận giả định của quy phạm pháp luật.
  • Chế tài gồm:
    • “phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù trung thân hoặc tử hình”
    • “bị phạt tù từ 05 đến 12 năm”
    • “bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”.

Vì: Những nội dung trên nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước sẽ áp dụng đối với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng mệnh lệnh của nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật nên thuộc bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật.

Câu 3: Phân tích cơ cấu của quy phạm pháp luật và giải thích?

Điều 39 khoản 1 Luật xử lí vi phạm hành chính 2012 quy định: “Chiến sĩ CAND đang thi hành công vụ có quyền: a. Phạt cảnh cáo b. Phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tƣơng ứng quy định tại điều 24 của luật này nhƣng không quá 500.000 đồng” Cơ cấu của QPPL:

  • Giả định: Chiến sĩ CAND đang thi hành công vụ.
  • Quy định: “ …có quyền: a. Phạt cảnh cáo b. Phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại điều 24 của luật này nhưng không quá 500.000 đồng” → Giải thích : Xác định cơ cấu của QPPL như trên là vì:
  • Giả định là một phần của quy phạm pháp luật trong đó nêu ra những tình huống (hoàn cảnh, điều kiện) hoặc những đối tượng nào thì thuộc phạm vi điều chỉnh của quy phạm pháp luật đó.
  • Quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu cách xử sự mà tổ chức hay cá nhân ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật được phép, không đuộc phép hoặc buộc phải thực hiện.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI CÓ GIẢI THÍCH (1 điểm/câu)

1. Trong xã hội có giai cấp, pháp luật là tiêu c h uẩn duy nhất đánh giá hành vi của con ngƣời. Sai. Vì trong xã hội có giai cấp, ngoài pháp luật còn có các quy phạm về đạo đức, tôn giáo,… để đánh giá hành vi của con người. 2. Những quan hệ pháp luật mà Nhà nƣớc tham gia với tƣ cách chủ thể thì luôn là quan hệ mang tính chất quyền lực phục tùng. Sai. Vì khi tham gia vào quan hệ dân sự với tư cách là một bên chủ thể thì Nhà nước và chủ thể khác có quan hệ mang tính chất ngang bằng. 3. Trong bộ máy nhà nƣớc CHXHCN Việt Nam, Quốc hội đƣợc quyền ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật. Sai. Vì theo Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, một số VBQPPL như: lệnh, thông tư, thông tư liên tịch,… không thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội. 4. Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự chỉ có thể là cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự. Sai. Vì Điều 1 quy định về phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự 2015 cho thấy chủ thể quan hệ pháp luật dân sự bao gồm cá nhân và pháp nhân. Ngoài ra, đối với cá nhân thì những cá nhân có

Sai. Vì pháp nhân thì phải tuân thủ các điều kiện của điều 74 BLDS 2015. Tuy nhiên có một số tổ chức không có tư cách pháp nhân được quy định tại Luật doanh nghiệp 2014 như doanh nhiệp tư nhân, hộ kinh doanh,…

15. Tất cả các cơ quan quyền lực nhà nƣớc trong bộ máy nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều do nhân dân cả nƣớc bầu ra. Sai. Nhân dân chỉ trực tiếp bầu ra cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương để đại diện cho mình bầu ra cơ quan quyền lực trung ương. Như vậy, không phải mọi cơ quan quyền lực nhà nước đều do nhân dân trực tiếp bầu ra.

C. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG (2 điểm)

Dạng 1: Khiếu nại, khiếu kiện hành chính

Văn bản pháp luật:

  • Luật khiếu nại 2011
  • Luật tố tụng hành chính 2015 Ví dụ: Chi cục trƣởng Chi cục Thuế quận H thành phố Hà Nội ra quyết định truy thu của Công ty Tân Phát 100 triệu đồng tiền thuế giá trị gia tăng trong năm 2012. Công ty Tân Phát cho rằng quyết định trên là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình nên đã làm đơn khiếu nại. a. Trong trƣờng hợp này, đơn khiếu nại của công ty Tân Phát phải gửi đến đâu? Vì sao? b. Nếu cơ quan mà bạn cho là có thẩm quyền ở mục a đã giải quyết khiếu nại mà công ty Tân Phát vẫn không đồng ý với cách giải quyết đó thì công ty này có thể tiếp tục bảo về quyền lợi của mình bằng những thủ tục pháp lí gì? Vì sao? a. Khi công ty Tân Phát cho rằng quyết định của Chi cục trưởng Chi cục Thuế quận H là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì công ty Tân Phát khiếu nại lần đầu đến chính Chi cục trưởng Chi cục Thuế quận H (căn cứ vào điều 7 Luật khiếu nại 2011 về trình tự khiếu nại). b. Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của chi cục trưởng chi cục thuế quận H là Cục trưởng cục thuế thành phố Hà Nội. Khi công ty Tân Phát không đồng ý với cách giải quyết của Chi cục trưởng Chi cục Thuế quận H sau khi đã khiếu nại lần đầu, thì công ty Tân Phát có thể khiếu nại lần 2 đến Cục trưởng cục thuế thành phố Hà Nội (theo quy định tại điều 20 Luật khiếu nại 2011) hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Trường hợp công ty Tân Phát đã khiếu nại lần 2 nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính (Căn cứ vào trình tự giải quyết khiếu nại tại điều 7 Luật khiếu nại 2011).

Dạng 2: Trách nhiệm pháp lý

Ví dụ 1: Anh A là lái xe của công ty cổ phần X. Trong khi đang chở hàng về công ty theo yêu cầu nhiệm vụ công việc của mình, anh A đã gây ra tai nạn giao thông làm thiệt hại đến

sức khỏe và tài sản của bà B, tổng giá trị thiệt hại là 120 triệu đồng. Nguyên nhân của vụ tai nạn đƣợc xác định là do anh A điều khiển xe chạy quá tốc độ cho phép. Hãy cho biết: Những loại trách nhiệm pháp lý nào đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp này? Chủ thể bị áp dụng trách nhiệm pháp lý đó là ai? Vì sao?  Những loại trách nhiệm pháp lý được áp dụng:

  • Trách nhiệm hành chính vì A đã vi phạm hành chính về giao thông đường bộ: điều khiển xe chạy quá tốc độ cho phép dẫn đến gây tai nạn (Điểm b Khoản 7 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ – CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt) => Chủ thể bị áp dụng trách nhiệm hành chính là A.
  • Trách nhiệm dân sự: Bồi thường thiệt hại do tài sản, sức khỏe bị xâm hại; chủ thể bị áp dụng trách nhiệm dân sự là công ty cổ phần X , tuy nhiên thì công ty có thể yêu cầu A hoàn trả lại khoản tiền đã bồi thường cho B vì theo Điều 597 Bộ Luật dân sự 2015: “Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.”

Ví dụ 2: A (6 tuổi) là con đẻ của B và C, A đƣợc bố mẹ gửi sang chơi nhà của M, trong thời gian ở nhà M, A đã nghịch và làm vỡ lọ gốm cổ trị giá 200 triệu đồng của M. M yêu cầu bố mẹ A bồi thƣờng thiệt hai A đã gây ra nhƣng bố mẹ A không đồng ý. Xác định a. Những loại trách nhiệm pháp lý phát sinh trong trƣờng hợp này b. Chủ thể của loại trách nhiệm pháp lý đó. a. Trách nhiệm pháp lý phát sinh trong trường hợp này là trách nhiệm dân sự do A đã xâm phạm đến tài sản của M và gây thiệt hại là lọ gốm trị giá 200 triệu đồng theo quy định tại điểm a điều 584 Bộ luật dân sự 2015. b. Do A mới 6 tuổi thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 điều 586 nhưng không thuộc quy định tại điều 599 Bộ luật này nên chủ thể của trách nhiệm dân sự là:

  • B và C (cha mẹ của A) nếu B và C có đủ tài sản để bồi thường toàn bộ thiệt cho M
  • B, C và A nếu như B và C không có đủ tài sản để bồi thường toàn bộ thiệt hại cho M mà trong khi đó A lại có tài sản riêng.

Ví dụ 3: Trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty Đại Lợi đã vi phạm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trƣờng: xả nƣớc thải không qua xử lí ra ngoài môi trƣờng, làm ô nhiễm nguồn nƣớc khiến các hộ gia đình trồng rau màu và nuôi thả cá ở khu vực quanh nơi sản xuất của công ty Đại Lợi bị thiệt hại. Hãy cho biết trong trƣờng hợp này: công ty Đại Lợi sẽ phải gánh chịu những loại trách nhiệm pháp lí nào? Vì sao? Công ty Đại Lợi sẽ phải gánh chịu các loại trách nhiệm pháp lý là:

  • Trách nhiệm hành chính theo Khoản 2 điều 1 nghị định 179/2013/ NĐ-CP QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG về hành vi xả nước thải ra ngoài môi trường, gây ô nhiễm môi trường.
  • Trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại theo Điều 172. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường: “Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thì chủ thể phải tuân theo quy định của pháp

Ví dụ 6: Điều 1 77 Khoản 1 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội sử dụng trái phép tài sản nhƣ sau: “Ngƣời nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của ngƣời khác có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dƣới năm trăm triệu đồng đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chƣa đƣợc xoá án tích mà còn vi phạm, hoặc tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa trừ trƣờng hợp quy định tại điêu 220 của Bộ luật này thì bị phạt tiền từ mƣời triệu đồng đến năm mƣơi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”. Hãy xác định độ tuổi tối thiểu của một ngời phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện một hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 142 này. Vì sao? Khung hình phạt cao nhất quy định tại Khoản 1 Điều 1 77 là 2 năm → Đây là tội phạm ít nghiêm trọng theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Bộ Luật hình sự 2015 → Vì vậy, độ tuổi tối thiểu phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện một hành vi quy định tại khoản 1 Điều 1 77 là đủ 16 tuổi (căn cứ vào điều 12 Bộ luật hình sự)

Dạng 3: Xử lý vi phạm

Ví dụ 1: Chiến sĩ cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ đã phát hiện một hành vi vi phạm luật an toàn giao thông trên đƣờng phố. Chiến sĩ cảnh sát này sẽ phải làm các thủ tục pháp lý nhƣ thế nào nếu cho rằng: a. Hành vi vi phạm thuộc trƣờng hợp phạt tiền 200.000 đồng? b. Hành vi vi phạm thuộc trƣờng hợp phạt tiền 500.000 đồng? Giải thích rõ vì sao? Trong trường hợp này, chiến sỹ cảnh sát giao thông phải thực hiện theo thẩm quyền của mình được quy định trong Điều 39 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Với mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giao thông đường bộ là 40.000.000 đồng (Căn cứ theo Điểm b Khoản 1 Điều 24 Luật XLVPHC 2012). Như vậy, việc xử phạt ở cả 2 câu a và b đều đúng thẩm quyền của chiến sỹ cảnh sát giao thông. a, Đối với hành vi vi phạm thuộc trƣờng hợp phạt tiền 200.000 đồng: Theo Khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, trường hợp trên thuộc trường hợp xử phạt hành chính không lập biên bản. Như vậy, căn cứ vào Điều 55,56 Luật XLVPHC 2012 thì các thủ tục pháp lý mà chiến sĩ cảnh sát phải thực hiện như sau:

  • Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.
  • Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt. b, Đối với hành vi vi phạm thuộc trƣờng hợp phạt tiền 500.000 đồng:

Theo Khoản 1 Điều 57 Luật XLVPHC 2012, trường hợp trên thuộc trường hợp xử phạt hành chính có lập biên bản. Như vậy, căn cứ vào Điều 55,57,58 Luật XLVPHC 2012 thì các thủ tục pháp lý mà chiến sĩ cảnh sát phải thực hiện như sau:

  • Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.
  • Lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục. Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Ví dụ 2: CQNN nhận đƣợc đơn phản ánh của một số ngƣời tiêu dùng về việc sau khi sử dụng hoa quả mua tại cửa hàng H (có đăng ký kinh doanh do Phòng Đăng ký kinh doanh Quận K, thành phố Hà Nội cấp) đã bị ngộ độc sau khi sử dụng làm 10 ngƣời phải đi cấp cứu tại bệnh viện. Những ngƣời này đã đƣợc xuất viện sau 24 giờ điều trị. Chủ cửa hàng cũng thừa nhận đã bán hàng cho những ngƣời này. Qua điều tra và xét nghiệm tại chỗ, các cơ quan chuyên môn kết luận: Nguyên nhân của vụ ngộ độc là do số hoa quả trên đã đƣợc chủ cửa hàng tẩm chất bảo quản thực phẩm có chứa một hàm lƣợng độc tố đã bị cấm sử dụng. a. Hành vi của chủ cửa hàng H có phải vi phạm pháp luật không? Loại gì? Vì sao? b. Nếu hành vi trên là VPPL thì Cơ quan nhà nƣớc nào có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật này? Vì sao? c. Theo quy định của PL xử lý vi phạm hành chính thì chủ cửa hàng hoa quả có thể bị áp dụng những hình thức xử lý nhƣ thế nào? Vì sao? a. Hành vi của chủ của hàng là vi phạm pháp luật. Loại: vi phạm pháp luật hành chính về an toàn thực phẩm b. Hành vi trên là vi phạm pháp luật và cơ quan có thẩm quyền xử phạt là kiểm sát viên, thị trường hoặc đội trường Đội quản lý thị trường tùy theo mức độ vi phạm vi hành vi vi phạm của chủ cửa hàng liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm. c. Theo quy định chủ cửa hàng sẽ có thể bị cảnh cáo về hành vi tẩm hóa chất cấm theo điều 22 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, phạt tiền theo khoản 1 điều 23 và khoản 3 điều 24 luật xử lý vi phạm hành chính 2012 đồng thời có hình phạt bổ sung là tịch thu lại số hoa quả bị tẩm hóa chất cấm để xử lý tránh trường hợp cửa hàng tái phạm khiến những người khác bị ngộ độc.

Ví dụ 3: Nguyễn Văn T sinh ngày 14 – 4 - 2001 bị bắt ngày 15- 4-2015 trên một chuyến xe khách khi trong hành lý mang theo có hai bánh Hêrôin (mỗi bánh 375 gam). a. Hãy xác định tính chất tội phạm của Nguyễn Văn T trong trƣờng hợp này theo phân loại tội phạm trong Bộ Luật hình sự 2015 và hình phạt có thể áp dụng đối với T trong trƣờng hợp này. Vì sao? b. Có gì khác nếu trong trƣờng hợp này khám trong hành lý của T có 4 gam Hêrôin? Vì sao? a. T đủ 14 tuổi, tội của T thuộc khoản 4 điều 249 Bộ luật hình sự 2015: tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (tàng trữ 750g heroin) => T phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (theo điểm c, khoản 2, điều 12 BLHS).